Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại và các thủ tục
Mục lục
Nhằm giúp Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại, Đăng ký kinh doanh gửi mẫu hợp đồng đăng ký nhượng quyền thương mại và các thủ tục cần thiết như sau:
1. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất được quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó, khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì thương nhân có thể tự soạn thảo mẫu hợp đồng theo nội dung mà các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Bảo đảm về mặt hình thức: Phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.
- Bảo đảm về nội dung: có các thông tin của bên nhượng quyền, thông tin của bên nhận quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên và không vi phạm những điều pháp luật cấm.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại mới nhất
2.1 Thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại theo luật gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi đó xác nhận.
- Bản sao công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài (trường hợp chuyển giao quyền sử dụng cho các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp bằng bảo hộ).
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu (trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp).
Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
2.2. Các bước đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và khoản 5, 6 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM thì trình tự đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Thương nhân nhượng quyền chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ theo như hướng dẫn nêu trên.
- Gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi giấy biên nhận và giao cho thương nhân đăng ký.
Bước 2. Theo dõi và bổ sung hồ sơ (nếu cần)
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản đến thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung.
- Thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ.
Bước 3. Xử lý hồ sơ và nhận kết quả
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo đến thương nhân bằng văn bản.
- Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản và trong đó sẽ nêu rõ lý do từ chối.
3. Dịch vụ tư vấn và đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại văn phòng Đăng ký bản quyền
Dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại tại văn phòng Đăng ký bản quyền bao gồm các công việc dưới đây:
- Tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại những vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký nhượng quyền kinh doanh cho khách hàng.
- Hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc có liên quan để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại.
- Tư vấn và soạn thảo những giấy tờ liên quan đến hồ sơ đăng ký nhượng quyền cho khách hàng một cách chuẩn xác nhất.
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký có thẩm quyền và hỗ trợ khách hàng xử lý các công việc pháp lý khác nếu có phát sinh.
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý hàng đầu, văn phòng Đăng ký bản quyền luôn là chỗ dựa tin cậy, đồng hành cùng khách hàng phát triển bền vững.