Cách đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định hiện hành
Mục lục
Đăng ký nhượng quyền thương mại trong thời buổi hiện nay đã không còn xa lạ và rất được ưa chuộng. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về thủ tục đăng ký, chúng tôi sẽ tư vấn những trường hợp không phải đăng ký, hồ sơ và thủ tục đăng ký được diễn ra như thế nào? Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ hỗ trợ được cho các bạn trong quá trình thực hiện.
1. Có những trường hợp nào không cần phải đăng ký nhượng quyền thương mại?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì có hai trường hợp sau đây không bắt buộc phải đăng ký nhượng quyền thương mại, nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tới Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo mẫu tại Phần B Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM, cụ thể đó là:
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ nước Việt Nam ra nước ngoài.
Ngoài hai trường hợp ngoại trừ trên, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.
2. Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại được diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký nhượng quyền thương mại được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn bộ hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn đăng ký thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM);
- Bản giới thiệu chi tiết về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong khi thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao công chứng Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự đồng ý về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì nộp cho Bộ Công thương. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Khi hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu từ chối việc đăng ký thì Bộ Công thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ nhượng quyền thương mại gồm nội dung gì?
Văn phòng đăng ký bản quyền thực hiện dịch vụ nhượng quyền thương mại, sẽ bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau:
- Tư vấn quy định nhượng quyền thương mại;
- Tư vấn mô hình nhượng quyền đang có trên thị trường;
- Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký khi khách hàng yêu cầu;
- Tư vấn thủ tục đăng ký nhượng quyền và đại diện khách hàng thực hiện khi có yêu cầu;
- Theo dõi và hỗ trợ tư vấn trong quá trình thực hiện nhượng quyền thương mại nếu có nhu cầu…
Nếu có bất kỳ vướng mắc hoặc muốn được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn, xin vui lòng liên hệ Văn phòng đăng ký bản quyền bằng cách gọi hotline hoặc gửi email hoặc đến trực tiếp văn phòng để được hướng dẫn chi tiết.