Đăng ký bản quyền fanpage theo pháp luật Sở hữu trí tuệ
Mục lục
Hoạt động đăng ký bản quyền fanpage ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm đúng mức hơn từ các chủ sở hữu. Bạn có thể bảo vệ quyền sở hữu đối với fanpage thông qua các công cụ sẵn có mà Facebook cung cấp cho người dùng. Đồng thời, để nâng cao tính pháp lý đối với fanpage, bạn có thể thực hiện đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy vào phạm vi cần được bảo hộ mà mình mong muốn.
Fanpage là gì?
Fanpage là một hình thức “hội nhóm” trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Hoạt động của Fanpage nhằm tập trung thu hút nhóm người có chung sở thích, mục tiêu… thông qua đó cá nhân, doanh nghiệp sở hữu Fanpage có thể xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình . Mỗi Fanpage đều là tài sản quan trọng đối với chủ sở hữu, việc xây dựng nội dung nền tảng của fanpage cần đầu tư rất nhiều yếu tố sáng tạo, chất xám, tiền bạc…
Vì vậy, nhằm bảo vệ tài sản đặc biệt này, các chủ sở hữu tập trung hơn vào hoạt động đăng ký bản quyền fanpage bằng nhiều cách thức khác nhau, để có thể đảm bảo quyền sở hữu của mình không bị xâm phạm.
Xác định đối tượng đăng ký bản quyền fanpage
Vì tính chất đặc biệt của Fanpage, bạn có thể đăng ký bảo hộ loại tài sản này bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Sử dụng các công cụ bảo hộ bản quyền sẵn có mà Facebook cung cấp cho người dùng;
- Bảo hộ các hình ảnh đại diện của Fanpage;
- Bảo hộ những bài viết, video, hình ảnh… đăng tải trên Fanpage.
Việc xác định đối tượng bảo hộ bản quyền fanpage rất quan trọng. Vì theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hoạt động bảo hộ quyền tác giả (bản quyền) chỉ áp dụng bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm bất kỳ, mà không xét đến nội dung. Vì vậy, bạn cần xác định phạm vi và đối tượng cụ thể trên fanpage của mình cần được bảo hộ để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền chính xác, hiệu quả nhất.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền fanpage
Để có thể đăng ký bản quyền fanpage nhằm xây dựng lá chắn pháp lý hiệu quả nhất đối với quyền sở hữu của mình, bạn nên nộp hồ sơ đăng ký đến Cục Bản quyền tác giả để được tiếp nhận, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền được hướng dẫn chung tất cả loại hình tác phẩm tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”