Đăng ký bảo hộ logo theo quy định pháp luật hiện hành
Mục lục
Logo (nhãn hiệu) không chỉ tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc khẳng định uy tín của công ty đối với đối tác, người tiêu dùng. Vì vậy, bạn cần bảo đảm rằng, một logo khi đưa ra thị trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể được bảo hộ một cách hữu hiệu, tránh những rủi ro không đáng có và phát triển tốt nhất trong tương lai. Đồng thời, thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ logo để được cấp Văn bằng bảo hộ.
1. Điều kiện bảo hộ logo
Mẫu logo được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Logo phải được cấu thành từ những dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt. Cso thể là dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Và không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ logo theo Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022, như: dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy; tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh đạo, anh hùng dân tộc,…
- Có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ sở hữu logo với hàng hóa/dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác. Để được xem là có khả năng phân biệt thì logo phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp tại Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ logo
Để đăng ký bảo hộ độc quyền logo cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ logo;
- Mẫu logo dự định đăng ký bảo hộ độc quyền;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ logo;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao hợp lệ chứng từ thanh toán chi phí đăng ký bảo hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc là gửi qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện tại TP.HCM, Đà Nẵng.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Sẽ trải qua có giai đoạn sau:
- Thẩm định hình thức: Cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không. Nếu đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ và cho đăng công bố đơn;
- Công bố đơn đăng ký: Đơn đăng ký được chấp nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định về mặt nội dung: Kiểm tra mẫu logo có đáp ứng đầy đủ tiêu chí để được bảo hộ sở hữu công nghiệp không;
- Nhận kết quả đăng ký: Sau khi kiểm tra điều kiện bảo hộ, nếu đáp ứng yêu cầu thì chủ sở hữu sẽ được cấp bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu đơn đăng ký bảo hộ không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ pháp lý hỗ trợ đăng ký bảo hộ logo
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền không chỉ là đơn vị tư vấn pháp lý mà còn hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý về việc đăng ký độc quyền logo như sau:
Bước 1: Tư vấn chi tiết
Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc, mọi vấn đề đăng ký logo mà Khách hàng đang gặp phải, như: lợi ích của việc đăng ký, những hình thức đăng ký bảo hộ, hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, chi phí bao nhiêu?…
Bước 2: Hỗ trợ soạn hồ sơ, giấy tờ
Khi có yêu cầu từ Khách hàng, chúng tôi sẽ hỗ trợ các giấy tờ liên quan, như: đơn đăng ký bảo hộ, văn bản đề nghị cấp lại văn bằng bảo hộ, thông báo đề nghị chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu,…
Bước 3: Phân công người phụ trách
Chúng tôi sẽ tiến hành phân công Chuyên viên pháp lý, Luật sư hỗ trợ Quý vị giải quyết những vấn đề đang gặp phải, như: thủ tục đăng ký bảo hộ, xử lý hành vi xâm phạm,…