Quy định hiện hành về thủ tục công bố thực phẩm sản xuất trong nước
Mục lục
Bạn muốn triển khai hoạt động sản xuất thực phẩm để lưu thông trên thị trường nhưng lại chưa nắm rõ hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm sản xuất trong nước như thế nào. Đừng lo, bài viết dưới đây Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn về các vấn đề này. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ nắm được cách thức thực hiện.
1. Cần giấy tờ gì trong bộ hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước?
Thành phần hồ sơ công bố bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản công bố an toàn sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm hoặc là thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu về Thực hành sản xuất tốt.
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt, được công chứng. Và phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
2. Thủ tục công bố thực phẩm sản xuất trong nước hiện nay
Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ như trên, bạn nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ sau:
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới: Nộp đến Bộ Y tế;
- Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: Nộp đến Cơ quan có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định;
Trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ (phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi) và 21 ngày làm việc (thực phẩm bảo vệ sức khỏe), cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Khi không đồng ý với hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Lưu ý:
Khi sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định thì bạn có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận đó.
Khi có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì chỉ làm thủ tục đăng ký tại một cơ quan quản lý ở địa phương có cơ sở sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế. Và các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục công bố thực phẩm
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục công bố thực phẩm, như:
- Tiếp nhận thông tin công ty, tư vấn cho công ty chuẩn bị chính xác các lọai giấy tờ cần thiết;
- Tư vấn các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo pháp luật an toàn thực phẩm hiện hành;
- Soạn hồ sơ công bố sản phẩm. Sau khi soạn hồ sơ xong sẽ gửi lại công ty để thống nhất nội dung và điều chỉnh phù hợp;
- Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ công bố an toàn thực phẩm,…
Là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ pháp lý uy tín nhất hiện nay, đã và đang được rất nhiều Quý Khách hàng ưu ái lựa chọn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khi có bất kỳ thắc mắc, khó khăn trong vấn đề pháp lý. Đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay liên hệ qua hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng để được tư vấn chi tiết. Bên cạnh tư vấn pháp lý, chúng tôi còn thực hiện dịch vụ soạn thảo giấy tờ, hồ sơ pháp lý, đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục khi được yêu cầu.