Mẹo đăng ký sở hữu thương hiệu hiệu quả
Mục lục
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu (logo, nhãn hiệu), đã tập trung đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm, các doanh nghiệp Việt mới giật mình nhận ra một vấn đề cũng quan trọng không kém chất lượng, đó là phải đăng ký sở hữu thương hiệu.
1. Tại sao phải đăng ký sở hữu thương hiệu
Việc làm này không chỉ giúp đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý tránh những tình huống phát sinh tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đảm bảo thương hiệu được pháp luật bảo vệ tuyệt đối và giúp công ty sử dụng độc quyền.
Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không chú ý đến việc giữ thương hiệu trong khi đã xây dựng được thương hiệu. Cụ thể như cà phê Trung Nguyên bị đăng ký thương hiệu trước ở Mỹ; tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc,… Nguyên nhân dẫn đến điều này là vì các doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ theo quy định. Dẫn đến việc thương hiệu của doanh nghiệp bị đối thủ giành mất.
Thứ hai, giúp phân biệt giữa thương hiệu của doanh nghiệp với các đối thủ khác.
Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong việc giữ chân Khách hàng và thu hút Khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, một công ty có thương hiệu sẽ tăng sức cạnh tranh với những công ty khác.
Việc đăng ký sở hữu thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ hàng hóa của công ty khi bị làm nhái, làm giả hoặc khi thương hiệu bị đánh cắp.
Thứ ba, góp phần tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.
Việc đăng ký thương hiệu làm giá trị hàng hóa của các công ty tăng lên đáng kể. Đồng thời khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của công ty cũng được nâng lên. Mang lại những lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho công ty mình.
2. Các bước đăng ký sở hữu thương hiệu
Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu thương hiệu
Sau khi thiết kế xong mẫu thương hiệu, Khách hàng cần tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn yêu cầu để đánh giá khả năng bảo hộ. Việc tra cứu để tránh trường hợp hồ sơ bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của chủ thể khác đã đăng ký trước đó.
Bước 2: Hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu chuẩn bị bộ hồ sơ như sau và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ:
- Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Mẫu thương hiệu đăng ký bảo hộ;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu khi thụ hưởng từ người khác;
- Văn bản chứng minh được hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao giấy tờ thanh toán chi phí đăng ký.
Bước 3: Theo dõi quá trình giải quyết đăng ký
Hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định qua nhiều bước. Do đó, bạn cần theo dõi quá trình giải quyết. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì có thể kịp thời điều chỉnh.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận thương hiệu
Sau khi thẩm định xong, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Khách hàng sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
3. Hỗ trợ đăng ký sở hữu thương hiệu độc quyền
Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những dịch vụ tiêu biểu tại Phan Law Vietnam. Trong đó, chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện đăng ký thương hiệu, theo đó:
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới thương hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu;
- Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu sơ bộ, chuyên sâu thương hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho thương hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;
- Đại diện Khách hàng soạn đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan và thực hiện thủ tục đăng ký,…