Lý do nên đăng ký thương hiệu sản phẩm ngày nay
Mục lục
Đăng ký thương hiệu sản phẩm (nhãn hiệu) là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thương hiệu chỉ có thể được bảo hộ khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và được cấp văn bằng bảo hộ. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết để bạn nắm rõ quy định và cách thức thực hiện.
1. Lý do cần phải đăng ký thương hiệu sản phẩm là gì?
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm là không bắt buộc bởi đây là quyền của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của thương hiệu thì các bạn nên cân nhắc và tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi đưa ra thị trường. Khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm độc quyền sẽ có những lợi ích như sau:
- Chủ sở hữu được quyền yêu cầu cơ quan chức năng thực thi pháp luật để xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của mình;
- Thương hiệu được đăng ký thành công sẽ giúp bạn có toàn quyền sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được độc quyền sử dụng;
- Thương hiệu được đăng ký độc quyền sẽ giúp đối tác, người tiêu dùng, phân biệt được sản phẩm của bạn với của chủ thể khác;
- Giúp chủ sở hữu thương hiệu có thể thực hiện kinh doanh trên cơ sở cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng sau khi trả một khoản phí để được sử dụng;
- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường.

2. Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm dưới dạng nhãn hiệu
Trình tự các bước đăng ký thương hiệu diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Thành phần hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký;
- Mẫu thương hiệu;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao hợp lệ chứng từ thanh toán đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ bảo hộ tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận và xử lý sẽ:
- Thẩm định hình thức: Kiểm tra hồ sơ đăng ký hợp lệ hay chưa;
- Công bố đơn đăng ký thương hiệu: Sau khi thấy đơn đăng ký hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá thương hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ không;
- Ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối: Nếu thương hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ thì sẽ bị từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Ngược lại, nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, Văn phòng đăng ký bản quyền tự hào là một trong những đơn vị pháp lý thực hiện dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ uy tín, chất lượng nhất hiện nay, trong đó có mảng thương hiệu. Chúng tôi thực hiện những dịch vụ chính sau đây:
- Tư vấn quy định pháp luật hiện hành về thương hiệu;
- Tư vấn quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu;
- Tư vấn hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm;
- Tư vấn khả năng bị trùng hoặc tương tự của thương hiệu sản phẩm dự định đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu;
- Hỗ trợ dịch vụ dịch thuật, công chứng giấy tờ có liên quan;
- Đại diện Khách hàng đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Theo dõi các hành vi có dấu hiệu xâm phạm thương hiệu sản phẩm, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
- Làm công văn trả lời phúc đáp khi có tranh chấp sở hữu trí tuệ với các chủ đơn khác,…