Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế mới nhất hiện nay
Mục lục
1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là biện pháp cần thiết giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Đây là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp bảo vệ nhãn hiệu của mình, tránh việc bị làm giả, làm nhái hàng hóa kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng là cơ sở để các doanh nghiệp độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình trên phạm vi quốc tế.
Ví dụ: Công ty A sản xuất hàng hóa và có trụ sở chính tại Việt Nam. Hàng hóa do công ty A sản xuất được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. Công ty A phải đăng ký nhãn hiệu này tại Hàn Quốc để tránh bị bên khác xâm phạm nhãn hiệu của mình tại quốc gia này.
2. Các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiện nay
Chủ sở hữu có quyền chọn một trong các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau đây:
- Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại quốc gia dự định đăng ký.
- Nộp đơn đăng ký theo hệ thống Madrid thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đăng ký theo nghị định hoặc thoả ước Madrid).
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm những giấy tờ gì?
Tùy vào quốc gia mà bạn muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế để xác định chính xác hồ sơ bảo hộ cần những gì. Phan Law sẽ cung cấp các tài liệu chung cần có của một bồ hồ sơ mẫu như sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ theo hệ thống Madrid hoặc mẫu của quốc gia bạn muốn đăng ký. Đơn đăng ký này thường sẽ sử dụng Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ: phải được trình bày rõ ràng, phù hợp với mô tả nhãn hiệu cũng như nhóm ngành sử dụng nhãn hiệu và phải đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước.
- Giấy tờ pháp lý của chủ đơn, chủ sở hữu, giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu hợp pháp và giấy ủy quyền.
- Chứng từ phí và lệ phí.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam
Sau khi đã nộp xong, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua quá trình thẩm định như sau:
- Tiếp nhận đơn: Khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung đơn.
- Thẩm định hình thức: Ở giai đoạn này, Cục tiến hành xem xét, đánh giá về mặt hình thức như miêu tả nhãn hiệu, danh mục hàng hóa gắn nhãn hiệu…
- Công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Mục đích là để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện đã quy định.
- Ra quyết định chấp nhận/từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế:
Bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước đã được chỉ định trong đơn nếu đơn đăng ký không có bất kỳ thiếu sót nào. Thời gian kéo dài từ 12- 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ lên Văn phòng Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế.
5. Đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid
Việc đăng ký nhãn hiệu trong nước cũng đã yêu cầu bạn phải có những kiến thức nhất định về sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, trường hợp đăng ký bảo hộ phạm vi quốc tế thì ngoài việc bất đồng ngôn ngữ. các vấn đề về pháp luật quốc tế cũng là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, bạn nên nhờ sự tư vấn của những tổ chức có kinh nghiệm thực hiện đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid.
Phan Law Vietnam tự hào là đơn vị tư vấn về sở hữu trí tuệ hàng đầu, bạn sẽ không cần lo lắng về những khó khăn khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế. Chúng tôi có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế thành công.