Thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm mới nhất 2023
Mục lục
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể khái niệm bao bì sản phẩm là gì? Bao bì sản phẩm được hiểu là hình thức bên ngoài của sản phẩm bao gồm chất liệu, màu sắc, phông chữ và hình ảnh được sử dụng bất kỳ trên sản phẩm nào. Ngoài các công dụng trên, bao bì sản phẩm còn góp phần xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, nó mang đến trải nghiệm thích thú, thu hút khách hàng qua thị hiếu. Vậy thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.
1. Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.
- Văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan khác.
2. Có cần đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm không?
Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về việc bảo vệ bao bì sản phẩm. Vì vậy bảo hộ bao bì sản phẩm không có bắt buộc phải đăng ký.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro pháp lý sau này khi sử dụng, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm theo hình thức sau:
- Thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
- Thực hiện đăng ký theo hình thức kiểu dáng công nghiệp;
- Thực hiện đăng ký theo hình thức bản quyền tác phẩm nghệ thuật.
Trên bao bì sản phẩm thường chứa các thông tin có thể nhìn thấy và được thể hiện bằng từ ngữ, hình ảnh, màu sắc như tên sản phẩm, tiêu chí thành phần, hướng dẫn sử dụng… Bên cạnh đó, các sản phẩm bao bì có khả năng phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu mang bao bì với hàng hóa của các chủ thể khác. Do đó, bao bì sản phẩm là một trong những đối tượng được bảo hộ như một nhãn hiệu. Và được bảo hộ nhãn hiệu khi đăng ký độc quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định của Luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hộ bao bì sản phẩm của mình, bởi cũng giống như đăng ký nhãn hiệu, logo thương hiệu, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với bao bì sẽ đảm bảo tính toàn vẹn của bao bì. Công bằng trong kinh doanh, tạo môi trường kinh tế tri thức trong sạch, công bằng cho mọi doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực, đây là việc làm cần thiết nhất trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
3. Điều kiện bảo hộ bao bì sản phẩm dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ vào Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định như sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Để nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022. Như vậy để bảo hộ bao bì sản phẩm theo phương thức đăng ký nhãn hiệu thì bao bì sản phẩm phải đáp ứng tất cả những quy định về dấu hiệu và khả năng phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác.
4. Thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu được tiến hành theo trình tự các bước cụ thể như sau:
4.1. Bước 1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay, tại Việt Nam, cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Trụ sở chính, văn phòng đại diện, người nộp hồ sơ có thể nộp qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thành phần bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu), khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận mẫu tờ khai;
- 05 mẫu nhãn hiệu sản phẩm sẽ được đăng ký in độc quyền trên Giấy A4, kích thước 8cmx8cm;
- Giấy giới thiệu, chứng minh nhân dân (áp dụng đối với hồ sơ tự nộp hồ sơ) hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp hồ sơ đăng ký;
- Chứng từ thanh toán lệ phí;
- Các tài liệu khác (nếu có) theo từng nội dung công việc.
4.3. Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, Khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.