Cùng tìm hiểu quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện để ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể xảy ra trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
1. Hình thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất hiện nay?
Hiện tại, bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền sau:
- Tự chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thuê dịch vụ đăng ký độc quyền nhãn hiệu.
Trong hai hình thức đăng ký trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu sử dụng dịch vụ, bạn sẽ chỉ cần quan tâm đến chi phí. Còn nếu tự mình thực hiện, bạn sẽ cần phải nghiên cứu chi tiết những thông tin về cách đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất ở các mục tiếp theo.
2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm những giấy tờ gì?
Khi muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ thì cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu dự định muốn bảo hộ (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Văn bản ủy quyền chủ thể khác thay mặt chủ sở hữu mẫu nhãn hiệu thực hiện đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký bảo hộ như thư xác nhận, Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập…
- Giấy tờ chứng minh bản thân có quyền ưu tiên;
- Bản sao y chứng từ nộp chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2022 sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm đăng ký
Việc lựa chọn mẫu nhãn hiệu và phân nhóm nhãn hiệu đăng ký sẽ giúp xác định được phạm vi quyền của nhãn hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký bảo hộ độc quyền.
Bước 2: Tra cứu mẫu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Mục đích của quá trình tra cứu nhãn hiệu là để xác định khả năng đăng ký. Việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng để đảm bảo khả năng đăng ký bảo hộ.
Khi kết quả tra cứu, thấy mẫu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, bạn nên tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu mẫu nhãn hiệu và nhận thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu và các giấy tờ liên quan tại Cục sở hữu trí tuệ như trên.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, bạn cần theo dõi khả năng quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu
Sau khi việc thẩm định hồ sơ đăng ký độc quyền nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Khi hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp đầy đủ giấy tờ và hợp lệ, bạn sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.