03 Bước hoàn thiện thủ tục đăng ký sáng chế chính xác nhất
Mục lục
Hoàn thiện thủ tục đăng ký sáng chế là mối quan tâm của nhiều người để bảo vệ triệt để sáng chế của họ trong quá trình áp dụng, khai thác sáng chế này. Sáng chế luôn là “miếng mồi béo bở” của các hành vi xâm phạm trái phép quyền sở hữu trí tuệ, vì những giá trị to lớn mà sáng chế có thể mang lại cho chủ sở hữu. Cùng Phan Law Vietnam đăng ký bảo hộ sáng chế trong ba bước để xây dựng một lá chắn pháp lý vững chắc, bảo vệ sáng chế hiệu quả.

Sáng chế là đối tượng sở hữu trí tuệ như thế nào?
Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo định nghĩa tại khoản 12 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Khi thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế, trước hết bạn cần xác định được sáng chế của mình đã có đủ ba điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật hay chưa? Các điều kiện này bao gồm:
- Có tính mới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Trong trường hợp sáng chế của bạn chỉ đáp ứng được hai điều kiện “có tính mới” và “có khả năng áp dụng công nghiệp”, sáng chế vẫn có thể được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích.
Chuẩn bị gì khi thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế?
Để có thể xác lập quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng sáng chế, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định pháp lý hiện hành về tài sản sở hữu trí tuệ.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hướng dẫn như sau:
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Hồ sơ của thủ tục đăng ký sáng chế
Khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn cần chuẩn bị được bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
- 02 Bản mô tả sáng chế
- 02 Bản tóm tắt sáng chế
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Sáng chế được bảo hộ trong thời gian bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bằng độc quyền sáng chế sẽ có hiệu lực bảo hộ trong 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Trường hợp bảo hộ sáng chế dưới danh nghĩa giải pháp hữu ích, hiệu lực văn bằng là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Bạn có thể gia hạn, duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, độc quyền giải pháp hữu ích bằng cách thực hiện thủ tục xin gia hạn và nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Cần lưu ý, trong vòng 06 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực bạn phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực. Đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và bạn phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn. Mức chi phí được quy định rõ theo từng mốc thời gian sử dụng.