Đăng ký giải pháp hữu ích bằng cách nào?
Mục lục
Đăng ký giải pháp hữu ích là cách thức giúp chủ sở hữu loại tài sản sở hữu trí tuệ này đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của mình. Giá trị mà giải pháp hữu ích mang lại cho chủ sở hữu vô cùng to lớn, vì vậy thường xuyên xuất hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý hiện hành đối với vấn đề bảo hộ giải pháp hữu ích ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích có thể hiểu là giải pháp kỹ thuật có tính mới so với trình độ kỹ thuật hiện tại, đồng thời có khả năng áp dụng công nghiệp trong lĩnh vực nhất định.
Tính mới của giải pháp hữu ích
Theo hướng dẫn tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, giải pháp được coi là có tính mới khi chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên. Ngoài ra, trường hợp chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về giải pháp hữu ích thì vẫn được xem là có tính mới.
Khả năng áp dụng công nghiệp
Giải pháp hữu ích được xem là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của giải pháp và thu được kết quả ổn định.
Hướng dẫn đăng ký giải pháp hữu ích
Bạn phải nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích đến Cục Sở hữu trí tuệ để được xét duyệt, thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng này. Thành phần hồ sơ yêu cầu:
- Tờ khai đăng ký giải pháp hữu ích theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
- Bản mô tả giải pháp hữu ích: trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của giải pháp hữu ích; yêu cầu bảo hộ và hình vẽ, sơ đồ thể hiện hoạt động của giải pháp hữu ích (nếu có).
- Bản tóm tắt giải pháp hữu ích: không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau.
- Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
- Các tài liệu liên quan khác đối với giải pháp hữu ích
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Chi phí khi đăng ký giải pháp hữu ích là bao nhiêu?
Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích được nhà nước quy định về các mức phí, lệ phí cụ thể; bao gồm một số loại chi phí như:
1. Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ: 150.000VNĐ
2. Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập
3. Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
4. Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên
5. Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập
6. Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập