Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Hiện nay, thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận ban đầu của người khởi nghiệp với các thủ mở công ty vẫn còn gặp các khó khăn, thắc mắc nhất định. Hiểu rõ điều này, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về thủ tục thành lập công thông qua bài viết dưới đây.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp là quy trình các bước mà chủ doanh nghiệp hoặc chủ thể được ủy quyền thực hiện đăng ký mở công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Quá trình đăng ký nhằm mục đích được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp được diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước thủ tục thành lập công ty được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ doanh nghiệp
Cần chuẩn bị và soạn những giấy tờ thành lập công ty như sau:
- Giấy đề nghị mở công ty;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của sáng lập viên và người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Khi tổ chức góp vốn thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- GCN đăng ký đầu tư khi công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền chủ thể khác thực hiện thủ tục mở công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Nộp hồ sơ doanh nghiệp trực tiếp, qua đường bưu điện tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Cán bộ tại bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giấy tờ đăng ký đã đủ và hợp lệ chưa. Nếu hồ sơ doanh nghiệp chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ được chập nhận, bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày trả GCN đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Khắc dấu
Sau khi được cấp GCN đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền quyết định về việc sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Khi có nhu cầu sử dụng con dấu thì liên hệ cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về con dấu của mình mà không cần thực hiện thủ tục thông báo về mẫu dấu đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
Khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thành lập công ty thì có thể liên hệ Văn phòng đăng ký bản quyền. Chúng tôi sẵn sàng:
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty, những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp để khách hàng lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu của họ;
- Tư vấn về các điều kiện khi thành lập công ty, như về tên, trụ sở chính, về vốn, về ngành nghề kinh doanh,…
- Tư vấn thủ tục hành chính, các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp;
- Tư vấn quy định về thuế, các loại thuế cần đóng khi mới mở công ty và các vấn đề liên quan đến thuế sau khi thành lập;
- Đại diện cho khách hàng thực hiện việc đăng ký mở doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.