Tư vấn hồ sơ và quy trình thành lập doanh nghiệp mới
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp mới cần phải được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở. Để quá trình được diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng thì bạn cần nắm rõ những bộ hồ sơ đăng ký cũng như quy trình các bước thành lập công ty. Để giúp bạn nắm rõ những vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Tùy từng loại hình công ty sẽ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Bản sao căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của chủ DNTN.
Thứ hai, công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của thành viên công ty;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, công ty TNHH
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý đối với thành viên công ty là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý đối với cổ đông công ty là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Trình tự thành lập doanh nghiệp mới diễn ra như thế nào?
Thành lập doanh nghiệp mới được diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty
Có rất nhiều các loại hình công ty hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty, từ đó lựa chọn để phù hợp với nhu cầu cũng như tầm nhìn phát triển của chủ sở hữu.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký công ty nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính theo một trong các ba cách sau đây:
- Trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Khi hồ sơ đăng ký công ty chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Nên sử dụng dịch vụ pháp lý đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Để tránh mất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc và để đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mặc dù khi sử dụng dịch vụ sẽ tốn thêm một khoản phí nhưng thay vào đó, bạn sẽ nhận lại rất nhiều lợi ích, như:
Thứ nhất, thái độ phục vụ
Đơn vị dịch vụ luôn thực hiện khẩu hiệu ““thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng và chủ trương thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ
Thành lập doanh nghiệp là một dịch vụ pháp lý đặc thù, liên quan nhiều đến pháp luật. Mà đơn vị dịch vụ pháp lý là đơn vị luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý để thực hiện tốt những công việc sau khi mở công ty. Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý được các tình huống pháp sinh cũng như không để xảy ra sai sót.
Thứ ba, đại diện khách hàng
Không chỉ được chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ thực hiện tư vấn pháp lý mà còn đại diện khách hàng thực hiện đăng ký công ty khi có yêu cầu.