Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty để kinh doanh càng ngày càng tăng một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ thể vẫn chưa nắm rõ trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp. Hiểu rõ điều này, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thông qua bài viết dưới đây.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ
Tùy vào loại hình công ty, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương ứng, cụ thể gồm một số những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức góp vốn);
- Quyết định thành lập công ty, GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản ủy quyền thực hiện đăng ký công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp qua mạng điện tử bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định bộ hồ sơ. Nếu như hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ và đầy đủ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ thành lập doanh nghiệp không hợp lệ hoặc không đầy đủ thì sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
Cần lưu ý gì khi thành lập doanh nghiệp?
Khi thực hiện các bước trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ sở hữu cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động kinh doanh khi thực hiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện và cần bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động;
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố;
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký hoạt động doanh;
- nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác.
Lý do nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Chủ sở hữu công ty có thể tự thực hiện trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc ủy quyền cho đơn vị thực hiện dịch vụ. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp. Để tránh mất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc và để đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mặc dù khi sử dụng dịch vụ sẽ tốn thêm một khoản phí nhưng thay vào đó, bạn sẽ nhận lại rất nhiều lợi ích, như:
Thứ nhất, thái độ phục vụ
Đơn vị dịch vụ luôn thực hiện khẩu hiệu ““thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng và chủ trương thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ
Thành lập doanh nghiệp là một dịch vụ pháp lý đặc thù, liên quan nhiều đến pháp luật. Mà đơn vị dịch vụ pháp lý là đơn vị luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý để thực hiện tốt những công việc sau khi mở công ty. Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý được các tình huống pháp sinh cũng như không để xảy ra sai sót.
Thứ ba, đại diện khách hàng
Chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ không chỉ thực hiện tư vấn pháp lý mà còn thực hiện pháp lý khi được khách hàng yêu cầu. Phía đơn vị dịch vụ sẽ phân công chuyên viên pháp lý, luật sư đại diện khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan nhà nước.