Trình tự các bước đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Mục lục
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là một bước quan trọng để bảo vệ tài sản trí tuệ của cá nhân và tổ chức. Việc này giúp tác giả, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng tác phẩm, sản phẩm, dịch vụ,… đã đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ cho các bạn nắm rõ. Hy vọng, thông qua bài viết này thì các bạn có thể dễ dàng thực hiện được quá trình đăng ký.
1. Lý do cần phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Mặc dù đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc, nó mang tính chất tự nguyện. Nhưng quá trình đăng ký này sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa quyền và lợi ích một cách tối đa nhất, cụ thể như sau:
- Đối với một số đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ mới được phát sinh. Khi đó, chủ sở hữu mới có đủ cơ sở để được pháp luật bảo vệ tuyệt đối;
- Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng được đăng ký bảo hộ thành công trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Được phép chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ;
- Ngăn chặn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái – đây là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho chủ sở hữu cả về mặt kinh tế lẫn uy tín của bản thân. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ hàng giả, hàng nhái ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng;
- Khi đăng ký bảo hộ thành công, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả…
2. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Quy trình các bước đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được diễn ra như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký bảo hộ
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm, dịch vụ và đúng theo quy định pháp luật.
Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ
Hiện nay, tương ứng với ba đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện;
- Quyền tác giả, quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả thực hiện;
- Quyền giống cây trồng do Cục Trồng Trọt thực hiện.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Tương ứng với từng đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí thì sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau. Do đó, cần xác định đúng đối tượng sở hữu trí tuệ mà bạn muốn đăng ký để chuẩn bị những giấy tờ phù hợp.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc chủ thể được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại các cơ quan chức năng tương ứng với từng đối tượng đăng ký như trên.
Bước 5: Theo dõi quá trình và nhận kết quả đăng ký
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ, cơ quan chức năng sẽ thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, đủ điều kiện thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ, không đủ điều kiện bảo hộ thì sẽ bị từ chối và có văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ uy tín và tốt nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc hoặc khó khăn liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà các bạn đang gặp phải. Chúng tôi luôn tư vấn chi tiết và hỗ trợ giải quyết nhanh vấn đề một cách hiệu quả, như: tư vấn hồ sơ đăng ký bảo hộ, thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm,…
Để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline, email hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng. Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, các bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng dịch vụ cũng như kết quả đem lại.