Tìm hiểu về luật sở hữu trí tuệ hiện hành
Mục lục
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006. Hiện nay, luật này đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019. Bài viết dưới đây Phan Law Vietnam sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn một số vấn đề của luật này. Mong rằng bài tư vấn của chúng tôi sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho các bạn.
Đối tượng được bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Đối tượng được bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành gồm:
- Quyền tác giả: Đây là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với những tác phẩm do bản thân họ sáng tạo ra hoặc bản thân họ sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả: Đây là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình, các chương trình phát sóng, các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Quyền sở hữu công nghiệp: Đây là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các sáng chế, các kiểu dáng công nghiệp, các thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, các nhãn hiệu, tên thương mại, các chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do bản thân họ sáng tạo ra hoặc bản thân họ sở hữu và các quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng: Đây là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các giống cây trồng mới do bản thân họ chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu từ chủ thể khác.
Các đối tượng của luật sở hữu trí tuệ phải như thế nào để được bảo hộ?
Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 thì các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập bảo hộ khi:
- Đối với quyền tác giả: Được xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt về nội dung, phương tiện, chất lượng, hình thức, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa.
- Đối với quyền liên quan quyền tác giả: Được xác lập kể từ khi các đối tượng quyền liên quan như các cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình,…, được định hình hoặc thực hiện mà không gây ra bất kỳ phương hại nào đến các quyền tác giả.
- Đối với những bí mật kinh doanh: Được xác lập dựa trên cơ sở có được một cách hợp pháp những bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật những bí mật kinh doanh đó
- Đối với sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với những nhãn hiệu nổi tiếng: Được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó
- Đối với tên thương mại: Được xác lập dựa vào việc sử dụng hợp pháp.
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Được xác lập dựa dựa vào việc hoạt động cạnh tranh kinh doanh.
- Quyền đối với giống cây trồng: Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Dịch vụ tư vấn pháp lý luật sở hữu trí tuệ gồm những nội dung gì?
Nội dung tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý luật sở hữu trí tuệ như:
- Tư vấn các đối tượng được luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thừa nhận và bảo hộ.
- Phân tích các lợi thế khi thực hiện tra cứu bảo hộ, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ liên quan để đăng ký.
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện quy trình các bước cấp văn bằng bảo hộ.
- Tư vấn các biện pháp bảo vệ các tài sản vô hình trước các hành vi xâm phạm.