Thành lập doanh nghiệp năm 2022
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp là xu thế mà các bạn muốn hướng tới, là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng biết cách thực hiện do không nắm rõ quy định thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát về vấn đề này. Mong rằng bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn đọc.
Lý do phải thành lập doanh nghiệp?
Việc thành lập doanh nghiệp sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích, như:
- Bên đối tác sẽ an tâm hơn khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp được thành lập rõ rành. Bởi hiện nay có rất nhiều công ty ma đang tồn tại;
- Tạo niềm tin với đối tác, khách hàng và hỗ trợ cho sản phẩm, dịch vụ của công ty được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng;
- Có mã số doanh nghiệp, mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân;
- Được nhà nước công nhận là có tồn tại mà không phải là công ty “ma”;
- Chỉ doanh nghiệp ty mới được phép xuất hóa đơn còn cá nhân không được phép xuất hóa đơn.
Cần làm gì khi thành lập doanh nghiệp năm 2022?
Khi quyết định thành lập công ty, bạn cần phải làm những việc sau đây trước khi thực hiện thủ tục đăng ký:
Thứ nhất: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của bạn. Hiện nay, có những loại hình công ty sau:
Doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn về khoản nợ của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh
Đây là loại hình doanh nghiệp phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của doanh nghiệp, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài thành viên hợp danh thì doanh nghiệp có thể có thành viên góp vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm doanh nghiệp TNHH 1 thành viên do một tổ chức/một cá nhân làm chủ và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Thành viên doanh nghiệp TNHH chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty cổ phần
Là công ty có số vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần bằng nhau. Người nắm trong tay cổ phiếu được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Thứ hai: Lựa chọn ngành nghề thực hiện kinh doanh
Cần chuẩn bị những ngành nghề mà bạn dự định thực hiện kinh doanh. Những ngành nghề có điều kiện, phải đáp ứng các điều kiện để được thành lập, như về giấy phép kinh doanh,…
Thứ ba: Chọn địa điểm kinh doanh
Có địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định gồm số nhà, tên đường, tên phường/xã/thị trấn, tên quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh hoặc TP trung ương/ tỉnh.
Thứ tư: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp thì các bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây tùy vào từng loại hình doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách tất cả thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- GCN đăng ký đầu tư;
- Giấy tờ tùy thân của chủ DNTN, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương tự khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp được diễn ra như thế nào?
Thông thường quá trình thực hiện dịch vụ thành lập công ty được diễn ra như sau:
- Tiếp nhận thông tin, mong muốn từ khách hàng và cử nhân viên tư vấn;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Sau khi soạn thảo giấy từ xong, đơn vị thực hiện dịch vụ sẽ gửi hồ sơ để khách hàng để họ ký trực tiếp vào giấy tờ;
- Đại diện khách hàng thực hiện đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Theo dõi quá trình giải quyết, nhận GCN đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, gửi bản chính giấy phép và con dấu cho khách hàng;
- Hỗ trợ tư vấn khách hàng tự thực hiện hoặc thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục thuế ban đầu khi mới thành lập công ty.