Quy trình, thủ tục đăng ký logo độc quyền mới nhất 2023
Mục lục
Hiện nay, có nhiều cá nhân/doanh nghiệp tìm cách đăng ký logo độc quyền để tránh những vấn đề tranh chấp trong trùng lặp logo. Việc đăng ký bản quyền logo giúp chủ sở hữu có độc quyền sở hữu mà các bên khác không thể sử dụng. Nếu bạn đang tìm hiểu về quy trình, thủ tục đăng ký logo độc quyền mới nhất hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đăng ký logo độc quyền như thế nào?
Có rất nhiều khách hàng mua phải hàng giả, hàng nhái ở những địa chỉ giả do có logo giống hàng chính háng. Việc này khiến người dùng “tiền mất, tật mang” mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc từ các bên nhái logo, gian lận thương mại. Để tránh những chiêu trò gian lận này, doanh nghiệp/công ty cần đăng ký logo độc quyền riêng để tránh hành vi vi phạm logo thương hiệu.

Thủ tục đăng ký logo độc quyền được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua phương thức nộp đơn đăng ký thương hiệu. Thủ tục này hoàn toàn khác với thủ tục đăng ký bản quyền logo dạng “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” tại Cục bản quyền tác giả. Việc đăng ký logo độc quyền sẽ giúp mình doanh nghiệp/công ty sở hữu riêng thiết kế đó của mình. Khi có hành vi giả dạng logo thương hiệu thì có thể báo cho cơ quan để được hỗ trợ xử lý.
2. Cần làm gì để trở thành chủ sở hữu logo độc quyền?
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ sở hữu logo là cá nhân, tổ chức đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho logo đã đăng ký độc quyền, bạn chưa phải là chủ sở hữu logo. Do đó, nếu xảy ra những hành vi vi phạm, sử dụng logo tương tự với logo của bạn thì bạn vẫn chưa thể xử lý.
Theo Phan Law Vietnam, thông thường sẽ mất 24 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì Cục Sở hữu trí tuệ mới có quyết định trả lời về kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu. Theo đó:
- Nếu logo bạn đăng ký đủ điều kiện cấp chứng nhận độc quyền, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo bạn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để nhận được văn bản này.
- Nếu logo của bạn không đủ điều kiện để được chứng nhận độc quyền, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo từ chối đến bạn. Khi đó bạn có quyền khiếu nại nhưng sẽ rất lâu mới nhận được phản hồi từ cục.
Xem thêm: Tư vấn quy trình đăng ký logo công ty
3. Quy trình và thủ tục đăng ký logo độc quyền như thế nào?
3.1. Quy trình đăng ký logo
Thông thường, quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ logo độc quyền sẽ như sau:
- Bước 1: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ logo;
- Bước 2: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo cho người nộp đơn;
- Bước 3: Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và thông báo kết quả cho người nộp đơn.
- Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thông thường, sau 30-45 ngày kể từ ngày bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định đơn có hợp lệ hay phải sửa đổi. Đơn hợp lệ sẽ nhận được quyết định chấp nhận đơn. Còn nếu đơn cần phải sửa đổi bạn cần nhanh chóng bổ sung để Sở hữu trí tuệ nhanh chóng xem xét.
3.2. Thủ tục đăng ký logo
Hồ sơ đăng ký logo độc quyền bao gồm:
- Mẫu đăng ký logo.
- Giấy ủy quyền đăng ký logo.
- Chốt thông tin của đơn đăng ký nhãn hiệu.
4. Tại sao nên đăng ký logo độc quyền
Lý do và quyền lợi khi đăng ký logo độc quyền mang đến cho doanh nghiệp như sau:
- Một sản phẩm/dịch vụ có logo sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và tin tưởng hơn.
- Khi doanh nghiệp đưa ra các chiến lược marketing hay truyền thông sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang logo của mình sẽ góp phần tạo dựng uy tín với khách hàng.
- Khi cá nhân/doanh nghiệp sử dụng logo đã được chủ sở hữu đăng ký bản quyền sẽ giúp ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền.
- Việc đăng ký logo cũng góp phần tăng doanh thu cho cá nhân/doanh nghiệp (như chuyển nhượng hoặc bán lại quyền sử dụng thương hiệu).
- Một thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ dàng thu hút sự đầu tư của các đối tác, doanh nghiệp khác. Giúp các cá nhân/doanh nghiệp củng cố, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.