Quy trình cấp Giấy chứng nhận bản quyền
Mục lục
Giấy chứng nhận bản quyền được cấp, được sử dụng khi một cá nhân tạo ra tác phẩm (văn học, khoa học, báo chí, chương trình máy tính, tác phẩm kiến trúc,…) bằng công sức và trí tuệ của mình hoặc cá nhân, tổ chức đầu tư vào quá trình tạo ra tác phẩm. Sau đây Văn phòng đăng ký bản quyền hướng dẫn bạn đọc về các vấn đề Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
1. Giấy chứng nhận bản quyền là gì?
Giấy chứng nhận bản quyền là văn bản của Cục Bản quyền tác giả trực thuộc Bộ văn hóa thể thao du lịch cấp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận ghi nhận thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
- Tên tác phẩm;
- Loại hình tác phẩm:
- Tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả.
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm đăng ký. Sau khi được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.
Đồng nghĩa với điều này, mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà chưa được sự cho phép đều được gọi là hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm. Như vậy, việc đăng ký bảo hộ sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu sở hữu hợp pháp tác phẩm và thành quả do mình sáng tạo ra. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là một loại căn cứ pháp lý mà pháp luật bảo vệ tác giả, chủ sở hữu khi có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền đối với bên thứ ba.
2. Quá trình cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả diễn ra như thế nào?
Trình tự đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả diễn ra như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký
Cần chuẩn bị thành phần hồ sơ đăng ký như sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Hai bản sao hợp lệ tác phẩm dự kiến đăng ký;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đại diện đăng ký bảo hộ (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả (nếu có);
- Văn bản chấp thuận của đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng tạo ra tác phẩm;
- Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
Nộp trực tiếp hoặc bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả.
Trong 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với tác phẩm được yêu cầu trong đơn đăng ký. Nếu hồ sơ bị từ chối, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhận được thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
3. Thời hạn bảo hộ tác phẩm bao lâu?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm được chia thành 02 loại, đó là:
Thứ nhất, bảo hộ vô thời hạn
Những quyền nhân thân thuần túy sẽ được bảo hộ không có thời hạn, cho dù tác giả tạo ra tác phẩm chết đi thì những quyền nhân thân này vẫn sẽ được bảo hộ và những chủ thể khác không được xâm phạm. Cụ thể đó là những quyền sau:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên của mình trên tác phẩm; được nêu tên của mình khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho chủ thể khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Thứ hai, bảo hộ có thời hạn
Là quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Hết thời gian bảo hộ, những quyền này sẽ thuộc về công chúng, tức là bất kỳ ai nào cũng có thể sử dụng.
3. Dịch vụ hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận bản quyền
Văn phòng đăng ký bản quyền không chỉ là đơn vị tư vấn pháp lý mà còn hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến cấp Giấy chứng nhận bản quyền và các vấn đề liên quan như sau:
Bước 1: Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, vấn đề đăng ký quyền tác giả mà Khách hàng đang gặp phải.
Bước 2: Khi có yêu cầu từ Khách hàng, chúng tôi sẽ hỗ trợ các giấy tờ liên quan, như: đơn đăng ký, hợp đồng ủy quyền, văn bản thống nhất đăng ký bảo hộ của tác giả và chủ sở hữu,…
Bước 3: Phân công Chuyên viên pháp lý, Luật sư hỗ trợ Quý vị giải quyết những vấn đề đang gặp phải, thực hiện thủ tục đăng ký.