Quy định bảo hộ tác phẩm điện ảnh
Mục lục
Bảo hộ tác phẩm điện ảnh là điều vô cùng cần thiết. Bời vì đây là một trong những loại hình tác phẩm nghệ thuật được đầu tư đặc biệt công phu, là sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo nên tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện. Việc bảo hộ sẻ hạn chế hành vi xâm phạm cũng như ghi nhận công lao sáng tạo của tác giả. Bài viết hôm nay,Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Tác phẩm điện ảnh được hiểu sao cho đúng?
Tác phẩm điện ảnh được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Việc tạo nên một tác phẩm điện ảnh là sự tổng hợp của nhiều công đoạn, sự kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng để tạo nên tác phẩm điện ảnh hoàn thiện. Tác phẩm điện ảnh bao gồm:
Phim: Gồm phim tài liệu, phim truyện, phim hoạt hình, phim khoa học,…;
- Phim nhựa: Được sản xuất bằng kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
- Phim video: Được sản xuất bằng kỹ thuật video, ghi trên đĩa từ, băng từ,… để phát thông qua thiết bị video;
- Phim kỹ thuật số: Được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số, được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong ổ cứng, đĩa số, băng từ,… để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
- Phim truyền hình: Là phim kỹ thuật số, phim video để phát trên sóng truyền hình;
- Băng phim, đĩa phim: Sản phẩm của phim kỹ thuật số, phim video hoặc được in sang từ phim nhựa.
Bảo hộ tác phẩm điện ảnh dưới dạng quyền tác giả được không?
Theo điểm e Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, tác phẩm điện ảnh được xem là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Kể từ khi tác phẩm điện ảnh được tạo ra và được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác thì sẽ được tự động bảo hộ mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền.
Mặc dù thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm điện ảnh không bắt buộc thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả nhưng lại rất cần được thực hiện. Bởi vì quá trình này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm một cách tối ưu, như khi có tranh chấp xảy ra thì không cần chứng minh bản thân là người có quyền nhân thân, quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh; được yêu cầu cơ quan nhà nước sử dụng các biện pháp tương ứng để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền;…
Dịch vụ bảo hộ tác phẩm điện ảnh như thế nào?
Bên cạnh dịch vụ tư vấn pháp lý, Văn phòng đăng ký bản quyền còn hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến bảo hộ tác phẩm điện ảnh như sau:
Bước 1: Tư vấn khách hàng
Tiếp nhận những thông tin mà khách hàng cung cấp để tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến bảo hộ tác phẩm điện ảnh như lợi ích của việc đăng ký, thủ tục thực hiện đăng ký, những hình thức đăng ký bảo hộ tác phẩm điện ảnh, chi phí bao nhiêu?….
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký
Sau khi đã lựa chọn được phương án giải quyết dựa trên những phương án tối ưu được những luật sư Văn phòng đăng ký bản quyền đề xuất, khách hàng cần cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan đến quá trình đăng ký để soạn thảo đơn đăng ký, chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Phân công cá nhân thực hiện
Tiến hành lựa chọn chuyên viên, luật sư để đại diện khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi hồ sơ cũng như thông báo tình hình đăng ký cho khách hàng.