Phương pháp tính thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
1. Phương pháp tính thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Dưới đây là phương pháp tính thuế được áp dụng cho từng loại thuế cụ thể:
1.1. Lệ phí môn bài
1.1.1. Khai lệ phí môn bài
Theo điểm a khoản 3 Điều 8 và điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện khai lệ phí môn bài như sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo sau năm thành lập.
- Lệ phí môn bài được khai theo năm.
- Hồ sơ khai lệ phí môn bài bao gồm: Tờ khai lệ phí môn bài (theo mẫu số 01/LPMB được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC).
1.1.2. Mức đóng lệ phí môn bài
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài được quy định như sau:
Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01/01 đến 31/12). Sau năm đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải đóng lệ phí môn bài với các mức như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 1.000.000 đồng/năm.
Lưu ý: Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh thì các đơn vị này cũng được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thực hiện công bố thực phẩm chức năng
1.2. Thuế giá trị gia tăng
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp tính thuế GTGT được quy định như sau:
– Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu.
– Các doanh nghiệp mới thành lập có thể áp dụng phương pháp khấu trừ nếu nằm trong một trong những trường hợp sau và đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ:
- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng và đã thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài phải khai báo theo từng lần phát sinh.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế TNDN tỷ lệ trên doanh thu thì phải khai báo theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng (nếu trong tháng phát sinh nhiều lần).
1.4. Thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp mới thành lập chọn khai thuế GTGT theo quý thì cũng phải khai thuế TNCN cho người lao động theo quý. Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế TNCN là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, tương tự như quy định đối với khai thuế GTGT theo quý.
2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Văn phòng Đăng ký bản quyền có ý nghĩa gì?
Đây là dịch vụ chuyên nghiệp chuyên cung cấp tư vấn và hỗ trợ mọi khía cạnh pháp lý liên quan đến quy trình thành lập doanh nghiệp. Cụ thể hơn, dịch vụ này thường bao gồm các bước như đăng ký kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ tài chính và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập một công ty.
Ý nghĩa của dịch vụ này bao gồm:
- Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập và hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo tên thương hiệu và các tài sản khác của doanh nghiệp được bảo vệ về mặt pháp lý.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trước Khách hàng, đối tác và ngân hàng.
- Giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các chủ doanh nghiệp, cho phép họ tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính.
- Đặt nền tảng pháp lý vững chắc cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai, hỗ trợ các hoạt động mới của doanh nghiệp.