Muốn thành lập doanh nghiệp cần gì?
Mục lục
1. Muốn thành lập doanh nghiệp cần gì?
Ngoài ý tưởng kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến những thủ tục liên quan đến pháp luật khi muốn thành lập doanh nghiệp.
1.1. Điều kiện chủ thể đăng ký
Có 3 điều kiện đối với chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Có các giấy tờ cần thiết như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
- Đảm bảo chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc đối tượng (công chức, viên chức…) không được thành lập doanh nghiệp.
1.2. Thành viên góp vốn/cổ đông
Vốn đăng ký cũng như tỷ lệ vốn góp phải được nêu rõ trong Điều lệ công ty hay danh sách thành viên/cổ đông kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân cần thiết.
Nếu thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là một tổ chức thì hồ sơ phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập công ty, bản sao chứng thực cá nhân của người đại diện được ủy quyền từ tổ chức.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
1.3. Người đại diện theo pháp luật
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Luật Doanh Nghiệp 2020:
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin cá nhân và chức danh của người đại diện. Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện thì phải cung cấp thêm quyết định bổ nhiệm và hợp đồng lao động.
1.4. Loại hình doanh nghiệp
Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bao gồm:
- Công ty hợp doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
1.5. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định bởi số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện….
Lưu ý: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được là chung cư, nhà ở tập thể; Doanh nghiệp bắt buộc phải có số điện thoại, kèm theo số fax và thư điện tử (nếu có).
1.6. Điều kiện về tên công ty
Tên công ty được viết bằng tiếng Việt và bao gồm 2 thành phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Doanh nghiệp có thể đặt tên riêng dựa vào lĩnh vực kinh doanh chính hoặc theo các ngành có thể phát triển sau này.
Lưu ý: Tên doanh nghiệp mới thành lập không được trùng với tên các doanh nghiệp trước đó, những đơn vị nhà nước, cơ quan chính trị, xã hội…
1.7. Mức vốn điều lệ theo quy định
Hiện nay chưa có văn bản luật nào quy định về số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc số vốn tối đa. Doanh nghiệp tự đăng ký số vốn này mà không cần phải chứng minh số vốn bằng tiền mặt, tài khoản ngân hàng hay bằng bất cứ hình thức nào.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét mức vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Bởi đây là yếu tố cho thấy được quy mô, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp với các khách hàng/đối tác cũng như sẽ ảnh hưởng đến một số nghiệp vụ kế toán tài chính nhất định.
1.8. Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Phan Law Vietnam
Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức. Để giúp các bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thành lập, Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói.
Khi sử dụng dịch vụ này, chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp của bạn để thực hiện tất cả các công việc liên quan như:
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp…
- Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhận kết quả hồ sơ.
- Đăng ký mã số thuế.
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.