[Mới] Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cập nhật năm 2023
Mục lục
Bạn muốn đăng ký thương hiệu độc quyền nhưng không biết thủ tục đăng ký như thế nào và chi phí là bao nhiêu? Nếu bạn đang thắc mắc về những vấn đề về việc đăng ký thương hiệu độc quyền thì hãy tham khảo ngay bài viết mà Phan Law Vietnam chia sẻ dưới đây để được giải đáp nhé!
1. Tại sao cần đăng ký thương hiệu độc quyền
Đăng ký thương hiệu độc quyền mang đến những lợi ích “vàng” cho doanh nghiệp như sau:
- Khẳng định thương hiệu để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ: Bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào muốn chiếm được lòng tin của khách hàng đều phải có thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ và khi kết hợp với quá trình quảng bá thương hiệu có thể gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
- Tránh tranh chấp về sản phẩm và dịch vụ: Nhờ quy trình tra cứu bảo hộ thương hiệu cũng như kết quả thẩm định của Cục SHTT, bạn có thể xác định được thương hiệu mình đang sử dụng hoặc dự định sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn với thương hiệu nào khác hay không. Qua đó, tránh xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu của các bên khác.
- Bảo vệ thương hiệu của bạn: Thị trường luôn phức tạp và nhiều rủi ro nên chỉ cần một chút chủ quan là bạn có thể đánh mất một thương hiệu mà mình đã dày công tạo dựng. Đăng ký thương hiệu độc quyền đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm, sao chép đều bị coi là vi phạm pháp luật.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng của thương hiệu: Đăng ký thương hiệu là một cách hiệu quả để tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ của bạn đối với khách hàng. Khi đã có được lòng tin của người tiêu dùng, việc tăng doanh số bán hàng từ sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
2. Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cần có những gì?
Để tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền, bộ hồ sơ chung cần chuẩn bị bao gồm:
- 5 mẫu thương hiệu kích thước 8x8cm;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ muốn đăng ký thương hiệu;
- 2 tờ khai đăng ký thương hiệu;
- Giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền (trường hợp ủy quyền);
- Giấy tờ liên quan đến quyền ưu tiên, thừa kế, tặng cho (nếu có);
- Bằng chứng nộp lệ phí đăng ký thương hiệu;
- Một số giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu (nếu có).
Ngoài ra, có một số điểm cần lưu ý về đơn đăng ký thương hiệu độc quyền như sau:
- Hồ sơ phải sử dụng tiếng Việt, kể cả tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.
- Tiếng Việt trong hồ sơ đăng ký là tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương.
- Có đánh số theo tiếp tuyến 1-2-3 nếu hồ sơ có từ 2 trang trở lên.
- Bố cục hồ sơ theo chiều dọc từ trên xuống, trái qua phải.
- Mỗi bộ hồ sơ đăng ký chỉ được cấp 1 Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
Xem thêm: Đăng ký thương hiệu logo và những điều cần biết
3. Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất 2023
Bước 1: Đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu hiệu thông qua việc tra cứu
- Tiến hành tra cứu và đánh giá tính khả thi của thương hiệu xem có bị xử trùng hay không.
Bước 2: Xây dựng thương hiệu cần đăng ký nhãn hiệu
- Hãy tiến hành thiết kế thương hiệu dựa trên những ý tưởng gắn liền với sản phẩm. Ví dụ: Bạn muốn đăng ký nhãn hiệu Sakura cho sản phẩm máy lọc nước, việc bạn cần làm trước khi tiến hành thiết kế cách điệu chữ Sakura là tra cứu xem tên thương hiệu đó có trùng với tên thương hiệu đã đăng ký hay không. Sau đó tiến hành thiết kế.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền đến Cục Sở hữu trí tuệ
- Tiếp theo, tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi xác nhận thương hiệu có thể đăng ký.
Bước 4: Theo dõi quy trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu
- Theo dõi chặt chẽ quá trình thẩm định để nhanh chóng xử lý các sai sót trong quá trình đăng ký thương hiệu độc quyền. Thời gian trung bình cho bước này thường kéo dài khoảng 16 đến 20 tháng.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền
- Sau bước xác minh đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về kết quả đơn đăng ký thương hiệu. Nếu đáp ứng các yêu cầu bảo hộ, bạn sẽ phải trả phí khi nhận giấy chứng nhận. Còn nếu trường hợp đơn không được chấp nhận, bạn có thể khiếu nại quyết định này.
Bước 6: Sử dụng thương hiệu và gia hạn văn bằng bảo hộ thương hiệu
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và sau đó nếu hết hạn thì bạn có thể gia hạn mà không giới hạn số lần gia hạn.
4. Một vài lưu ý trong việc đăng ký thương hiệu độc quyền
Để việc đăng ký thương hiệu độc quyền diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ về các danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng thương hiệu như sử dụng quốc kỳ, quốc huy Việt Nam để tránh vi phạm gây mất thời gian, công sức và tiền bạc chuẩn bị.
- Thiết kế thương hiệu cần đảm bảo tiêu chí dễ nhận biết, dễ nhớ và không thuộc danh mục các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Quán triệt các quy định về hồ sơ, cách thức kê khai, yêu cầu cụ thể của từng loại hồ sơ đảm bảo hồ sơ đúng, không sai sót và được duyệt ngay lần nộp đầu tiên.
- Tìm hiểu về thời gian của các bước trong quy trình xử lý đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để kịp thời bổ sung và đáp ứng nếu có yêu cầu từ cơ quan Nhà nước.