Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp là gì? Là những yêu cầu của pháp luật trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện thì hồ sơ đăng ký của bạn sẽ bị từ chối do hồ sơ không hợp lệ. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ những điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp để quá trình đăng ký mở công ty được diễn ra thuận lợi hơn.
1. Những điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp?
Khi muốn mở công ty, bạn cần đáp ứng những yêu cầu về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp như sau:
- Tên doanh nghiệp: Phải có hai thành phần, đó là loại hình kinh doanh và tên riêng. Và không thuộc những trường hợp bị cấm như trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký…
- Địa điểm đặt trụ sở phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ chính xác và rõ ràng;
- Ngành nghề kinh doanh: Đăng ký những ngành nghề kinh doanh không bị cấm. Chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Đối với ngành nghề có điều kiện thì công ty phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Chủ thể thành lập công ty: Pháp luật quy định mọi chủ thể đều được thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như cán bộ, công chức, viên chức; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự…
- Vốn thành lập doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi vì khi mới thành lập doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu khá nhiều. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về mức vốn tối thiểu thì bắt buộc phải đáp ứng…
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình khác nhau sẽ có các quy định về hồ sơ khác nhau, cụ thể:
Loại hình công ty cổ phần:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Giấy tờ tùy thân của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của cổ đông là tổ chức; giấy tờ tùy thân của người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
Loại hình công tư nhân:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Giấy tờ tùy thân của chủ công ty tư nhân.
Loại hình công ty hợp danh:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Giấy tờ tùy thân của thành viên;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Giấy tờ tùy thân của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Giấy đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ sở hữu doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập mới tướng ứng với từng loại hình kinh doanh như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính theo một trong ba phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận kết quả
Chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.