Đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Mục lục
Sáng chế được biết tới là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, ứng dụng các quy luật tự nhiên nhằm mục đích giải quyết một vấn đề xác định. Đăng ký bảo hộ sáng chế không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà đó là quyền của tổ chức, cá nhân trực tiếp tạo ra hoặc đầu tư tạo ra sáng chế. Đây là thủ tục cần thiết để xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể đối với sáng chế đó.
1. Điều kiện hưởng quyền ưu tiên đăng ký sáng chế
Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên đăng ký bảo hộ sáng chế như sau:
- Đơn đăng ký đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc nước thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quyền ưu tiên;
- Người nộp đơn là người Việt Nam, công dân của nước thành viên của điều ước quốc tế có quy định hưởng quyền ưu tiên mà Việt Nam là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng nhưng phải cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của điều ước quốc tế có quy định hưởng quyền ưu tiên mà Việt Nam là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng;
- Đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và nộp kèm bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ đầu tiên;
- Đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn ấn định.
2. Trình tự đăng ký bảo hộ bằng sáng chế
Quy trình đăng ký bảo hộ bằng sáng chế được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ
Thành phần hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản mô tả sáng chế, yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Bản tóm tắt sáng chế;
- Giấy xác nhận quyền đăng ký nếu được hưởng quyền đăng ký của người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Bản sao chứng từ thanh toán hợp lệ;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Tờ khai đăng ký sáng chế.
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ về mặt hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Cụ thể như sau:
- Khi đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Khi đơn đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối, trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn bị từ chối chấp nhận.
Bước 4: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn bảo hộ hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ theo các điều kiện bảo hộ (về tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng trong công nghiệp), qua đó xác định phạm vi được bảo hộ tương ứng.
Bước 6: Ra quyết định
Khi sáng chế không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký sáng chế
Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý đi đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có sáng chế. Với ưu điểm về đội ngũ Luật sư, Chuyên viên tư vấn có bề dày kinh nghiệm lâu năm, vững kiến thức và kỹ năng xử các tình huống phát sinh, chúng tôi đã đăng ký sáng chế thành công cho rất nhiều cá nhân, tổ chức. Nhờ đó, nhiều Khách hàng đã và đang tin tưởng sử dụng dịch vụ tại Phan Law Vietnam.
Đến với Phan Law Vietnam, bạn sẽ được:
- Tư vấn về khả năng đăng ký độc quyền sáng chế;
- Thực hiện tra cứu sáng chế;
- Soạn đơn đăng ký và những giấy tờ liên quan;
- Đại diện Khách hàng đăng ký độc quyền sáng chế khi được yêu cầu;
- Theo dõi sát sao quá trình xét duyệt hồ sơ;
- Tiếp nhận và gửi Bằng độc quyền sáng chế sau khi nhận được cho Khách hàng,…