Đăng ký nhãn hiệu là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Mục lục
1. Nhãn hiệu là gì?
Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu nhãn hiệu là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ khác nhau của các tổ chức hoặc cá nhân.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
2. Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu?
Hiện nay pháp luật không bắt buộc phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu cũng như không có định nghĩa cụ thể về đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu các cá nhân, tổ chức muốn để nhãn hiệu của mình được bảo hộ khi có tranh chấp xảy ra mà không cần phải đi giải thích chứng minh nó là của mình, thì cần thực hiện thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền. Có thể hiểu, đăng ký nhãn hiệu là thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để bảo hộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu mà mình sở hữu.
Khi cá nhân, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức đó sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích liên quan. Các cá nhân, tổ chức nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bởi các nguyên nhân sau đây:
- Được công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình: Khi đã được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu có toàn quyền định đoạt với nhãn hiệu đó. Đồng thời, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác có quyền sử dụng mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu.
- Tránh được các hành vi xâm phạm: Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể áp dụng các biện pháp để xử lý các hành vi vi phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu của mình.
- Khai thác, sử dụng lợi ích thương mại từ nhãn hiệu đó: Sau khi được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu…
3. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định rõ các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện dưới đây:
- Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình tự sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó).
- Tổ chức tập thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận nguồn gốc, chất lượng, đặc tính, hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa/dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Theo Quyết định số 3675 của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký theo quy định: 02 bản
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó: 05 mẫu, kích thước 80x80mm.
- Giấy uỷ quyền, tài liệu chứng minh quyền đăng ký/quyền ưu tiên (nếu có).
- Bản sao chứng từ nộp thuế, phí, lệ phí.
5. Giới thiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Phan Law Vietnam
Hiện nay, Phan Law Vietnam là đơn vị chuyên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, một trong số đó là đăng ký nhãn hiệu. Với đội luật sư chuyên nghiệp, Phan Law hỗ trợ Khách hàng làm thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
- Tiến hành đánh giá, hỗ trợ Khách hàng sửa đổi nhãn hiệu sao cho khả năng đăng ký thành công là cao nhất.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết và nộp giúp Quý Khách hàng.
- Thực hiện tra cứu chuyên sâu để xem xét, hạn chế sự trùng lặp nhãn hiệu, đồng thời rút ngắn thời gian đăng ký.
- Thay mặt Quý Khách hàng trả lời tất cả các công văn từ Cục Sở hữu trí tuệ và giải quyết các vấn đề phát sinh và thông báo tiến trình thường xuyên.