Đăng ký bản quyền sản phẩm mang lại lợi ích gì?
Mục lục
1. Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?
Đăng ký bản quyền sản phẩm là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Cục Sở hữu Trí tuệ nhằm giúp các chủ thể của sản phẩm khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với sản phẩm do chính họ tạo ra thông qua việc nộp đơn đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, những sản phẩm được hình thành một cách độc lập, không có sự trùng lặp, không sao chép được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định và đáp ứng tất cả các quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ thì đều có thể đăng ký bản quyền sản phẩm.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
2. Đăng ký bản quyền sản phẩm có lợi gì?
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ, được tự mình hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân, tổ chức dừng các hành vi xâm phạm đến bản quyền sản phẩm của mình.
- Sử dụng bản quyền sản phẩm độc quyền, nhờ đó tạo được sự khác biệt sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, nâng cao doanh thu.
- Là cơ sở giúp các chủ thể giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm. Từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể là những chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.
- Có thể được phép sử dụng sản phẩm lâu dài, từ đó cũng sẽ giúp thu hút các đối tượng Khách hàng. Việc các chủ thể đăng ký bản quyền sản phẩm cũng là cơ sở để đăng ký bản quyền các sản phẩm tiếp theo như logo, nhãn hiệu hoặc thương hiệu.
- Các chủ thể có quyền chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng bản quyền sản phẩm cho bên thứ ba.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm những gì?
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký bản quyền sản phẩm theo mẫu.
- Tài liệu chứng minh, giới thiệu về sản phẩm dự định đăng ký được thể hiện dưới dạng vật chất, thể hiện trên giấy A4.
- Giấy cam kết của chủ sở hữu sản phẩm về việc hoàn toàn tự sáng tạo sản phẩm, không sao chép từ các đơn vị, cá nhân khác.
- Biên bản, văn bản bàn giao hoặc Quyết định giao việc cho các nhân viên.
- Bản sao có công chứng Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân.
- Các giấy tờ khác (nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu).
4. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm
Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2022 quy định như sau:
“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.”
Như vậy, thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bản quyền sản phẩm tại Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là một đơn vị có danh tiếng trong lĩnh vực đăng ký bản quyền tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong các vấn đề sau đây:
- Đánh khả năng đăng ký bản quyền của sản phẩm.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu cần thiết theo quy định pháp luật.
- Lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp với từng loại sản phẩm.
- Giúp Khách hàng soạn thảo hồ sơ.
- Thay mặt Khách hàng nộp đơn trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Theo dõi tiến trình của đơn đăng ký, thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
- Tư vấn Khách hàng giải quyết những hành vi xâm phạm đến bản quyền sản phẩm.
- Hỗ trợ giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến bản quyền.