Chi phí, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả năm 2024
Mục lục
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, một trong những vấn đề được quan tâm nhất chính là chi phí, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả. Hiểu rõ điều đó, bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn về vấn đề này.
1. Chi tiết cách đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Phân loại tác phẩm bảo hộ bản quyền
Xác định rõ loại hình tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ, đó có thể là phần mềm máy tính đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính, bài hát đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc,…
Bước 2: Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền
Sau khi lựa chọn được loại hình tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ, cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ bản quyền;
- Bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền, nếu người nộp đơn được uỷ quyền đăng ký bản quyền;
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn khi được thụ hưởng từ người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu, nếu có đồng tác giả; thuộc sở hữu chung.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên, các bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 4: Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ và nhận kết quả
Cần theo dõi sát quá trình giải quyết hồ sơ để kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của cán bộ xử lý hồ sơ; cũng như nhận thông báo từ chối hoặc chấp thuận cấp GCN đăng ký bản quyền.
2. Chi phí, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả năm 2024
Chi phí, lệ phí đăng ký đăng ký bản quyền tác giả là việc mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ đều phải thực hiện, vì việc nộp các khoản phí nhà nước là bắt buộc, là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp Văn bằng bảo hộ. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ nộp chi phí, lệ phí sẽ không được tiến hành việc nhận đơn và không được cấp Văn bằng bảo hộ.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định chi phí, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả như sau:
Chi phí, lệ phí cho việc đăng ký quyền tác giả là 100.000 đồng áp dụng đối với các loại hình tác phẩm sau:
- Tác phẩm viết;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí; âm nhạc; nhiếp ảnh.
Chi phí, lệ phí cho việc đăng ký quyền tác giả là 300.000 đồng áp dụng đối với các loại hình tác phẩm sau:
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Chi phí, lệ phí cho việc đăng ký quyền tác giả là 400.000 đồng áp dụng đối với các loại hình tác phẩm sau:
- Tác phẩm tạo hình;
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Chi phí, lệ phí cho việc đăng ký quyền tác giả là 500.000 đồng áp dụng đối với các loại hình tác phẩm sau:
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Chi phí cho việc đăng ký bản quyền là 600.000 đồng áp dụng đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, các chương trình chạy trên máy tính.
3. Dịch vụ pháp lý liên quan đến bản quyền tác giả
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền không chỉ là đơn vị tư vấn pháp lý mà còn hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả như sau:
Bước 1: Tư vấn Khách hàng
Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp các vấn đề đăng ký đăng ký, như: lợi ích của việc đăng ký, hình thức đăng ký bảo hộ, hồ sơ, thủ tục đăng ký, chi phí,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tư vấn, Khách hàng cần hỗ trợ cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan đến quá trình đăng ký để soạn thảo đơn đăng ký và các giấy tờ liên quan.
Bước 3: Phân công luật sư giải quyết
Tiến hành phân công một Luật sư, Chuyên viên pháp lý đại diện Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ, làm việc với Cục Bản quyền tác giả, theo dõi hồ sơ và bàn giao lại Văn bằng bảo hộ cho Khách hàng ngay khi nhận được.