Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, chính xác
Mục lục
1. Đăng ký bản quyền tác giả đem lại lợi ích gì?
Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022 quy định quyền tác giả sẽ phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt hình thức, chất lượng, nội dung, phương tiện, ngôn ngữ, đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố.
Tuy nhiên, nếu thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, tác giả sẽ được đảm bảo một số quyền lợi sau đây:
- Đảm bảo cho tác giả chống lại những hành vi sử dụng trái phép tác phẩm. Ví dụ như sao chép, xuyên tạc, lạm dụng tác phẩm đó.
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả cũng đồng nghĩa với việc tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Do đó, nếu người khác muốn sao chép, sử dụng tác phẩm thì bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Trong các trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không cần phải làm bất cứ thủ tục nào để chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình, ngoại trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Có rất nhiều trường hợp, khi không đăng ký quyền tác giả, việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đang có tranh chấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền còn là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng nhằm mục đích để góp vốn hay định giá tài sản của công ty.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
2. Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn đăng ký bản quyền tác giả thì phải nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ vừa nêu trên hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân uy tín khác nộp thay mình hoặc cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
3. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả của Phan Law
Phan Law Vietnam với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn giỏi, đã đại diện cho rất nhiều Khách hàng trong và ngoài nước. Trong đó có các doanh nghiệp về sản xuất, doanh nghiệp phần mềm thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm. Cơ chế tiếp nhận hồ sơ, thông tin Khách hàng nhanh gọn kết hợp với quy trình kiểm soát công việc chặt chẽ giúp Phan Law luôn đảm bảo chuẩn thời gian, nội dung công việc và không phát sinh thêm bất kỳ phụ phí nào ngoài các khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc dưới đây khi tiến hành thủ tục đăng ký cho khách hàng.
- Tư vấn cho Khách hàng về các đối tượng tác phẩm có thể đăng ký để Khách hàng dễ dàng tham khảo và lựa chọn tác phẩm đăng ký.
- Tư vấn các thông tin cũng như tài liệu cần thiết mà Khách hàng cần chuẩn bị khi tiến hành đăng ký.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký chính xác, nhanh chóng và chuyển cho Khách hàng qua email hoặc trực tiếp để Khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung thông tin (nếu có).
- Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền, theo dõi quy trình xét duyệt hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi thông tin theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có).
- Nhận giấy chứng nhận và chuyển cho Khách hàng hoặc khiếu nại trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
- Theo dõi việc sử dụng bản quyền, phát hiện và thông báo cho Khách hàng khi phát hiện việc vi phạm bản quyền của khách hàng.
Với nội dung công việc như trên Khách hàng mới thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền lần đầu sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào bởi sự hỗ trợ tận tâm từ các chuyên viên tư vấn của Phan Law. Thêm vào đó với tư cách là đơn vị đại diện được Cục bản quyền tác giả chứng nhận nên biểu mẫu tờ khai đều được Phan Law đóng dấu sau khi xác nhận nội dung với Khách hàng giúp cho việc trình ký, chuẩn bị tài liệu của doanh nghiệp trở nên đơn giản.