Cách xác lập quyền tác giả trên Facebook
Mục lục
1. Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với tác phẩm mà họ đã sáng tạo hoặc sở hữu.
Quyền tác giả được phát sinh từ khi tác phẩm được tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất cụ thể, không phân biệt nội dung, hình thức, chất lượng, ngôn ngữ hay phương tiện sáng tạo của tác phẩm. Quyền tác giả tồn tại bất kể tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố, cũng như đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền tác giả trên Facebook được hiểu như thế nào?
Có thể nhận thấy rằng, Facebook cho phép người dùng chia sẻ và lưu trữ nhiều loại nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video, âm nhạc, hình ảnh,… Điều này vô tình tạo ra lỗ hổng cho những kẻ xấu lợi dụng để sao chép, thu lợi nhuận và ảnh hưởng đến uy tín của tác giả.
Quyền tác giả trên Facebook có thể được hiểu là quyền của các tổ chức hoặc cá nhân đối với những tác phẩm do họ sáng tạo và sở hữu được đăng tải trên chính mạng xã hội này.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
3. Cách xác lập quyền tác giả trên Facebook
Để xác lập quyền tác giả trên Facebook, bạn có thể tận dụng các tính năng hiện có mà Facebook cung cấp cho người dùng hoặc đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành.
3.1. Bảo hộ quyền tác giả thông qua các công cụ sẵn có
Facebook cam kết hỗ trợ cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Hiện tại, Facebook cung cấp công cụ bản quyền trong studio sáng tạo, giúp các quản trị viên hoặc biên tập viên trên trang có thể:
- Thiết lập quyền sở hữu nội dung bằng cách tải lên các tệp tham chiếu.
- Cấp quyền cho những người, Trang hoặc tài khoản Instagram cụ thể để đăng video của bạn.
- Xem xét các video trùng khớp có thể chứa nội dung mà bạn sở hữu quyền.
- Để sử dụng công cụ này, bạn cần đăng ký và chờ Facebook xét duyệt.
3.2. Bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật
Trong trường hợp có tác phẩm cụ thể, bạn hoàn toàn có thể bảo hộ tác phẩm của mình với Cục Bản quyền trước khi công khai chia sẻ và sử dụng trên Facebook. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo đúng quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bản sao tác phẩm cần được đăng ký bản quyền tác giả.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả hoặc đồng sở hữu, nếu tác phẩm có đồng tác giả hoặc đồng sở hữu.
4. Bài viết đăng trên Facebook không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp nào?
Có 03 trường hợp bài viết đăng trên Facebook không được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
- Bài viết dưới dạng tin tức thời sự đơn thuần chỉ đưa tin.
- Bài viết dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, các văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của những văn bản này.
- Bài viết dưới dạng quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý hoặc số liệu.
5. Dịch vụ bảo hộ quyền tác giả Văn phòng Đăng ký bản quyền
Văn phòng Đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị tiên phong trong việc bảo hộ quyền tác giả trực tuyến. Với hơn 10 năm hoạt động, Văn phòng Đăng ký bản quyền không ngừng đổi mới, tìm tòi tối ưu hóa quy trình và áp dụng các công nghệ kỹ thuật để đảm bảo bảo hộ tốt nhất quyền tác giả của Khách hàng trong mọi lĩnh vực. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ như:
- Tư vấn và hoàn thiện pháp lý cho cá nhân, tổ chức đối với các đối tượng cần được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Đại diện sở hữu trí tuệ, thay mặt bạn chuẩn bị và thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Rà soát và phát hiện các hành vi xâm phạm.
- Đồng hành bảo hộ tuyệt đối các đối tượng sở hữu trí tuệ mà bạn đang sở hữu.
- Phân tích, định hướng phát triển và khai thác triệt để tài sản sở hữu trí tuệ.