Cách đăng ký bản quyền cho video trên youtube đơn giản
Mục lục
Bạn cảm thấy khó chịu khi video của mình dày công xếp đặt quay phim, biên tập chỉnh sửa lại bị ăn cắp ý tưởng, sao chép một cách trắng trợn bởi chủ thể khác? Bạn không biết bản thân phải làm thế nào để bảo vệ thành quả của mình? Hiểu rõ điều đó, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn được cách đăng ký bản quyền cho video trên youtube một cách đơn giản. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn biết cách thực đăng ký.
Điều kiện bảo hộ video trên youtube là gì?
Video đăng tải lên youtube tồn tại dưới các hình thức sau đây:
- Các bản ghi âm, ghi hình;
- Cuộc biểu diễn được thể hiện dưới dạng những bản ghi âm, ghi;
- Các chương trình phát sóng.
Theo Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì các bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và cuộc biểu diễn là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Để được bảo hộ quyền liên quan thì phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Phải được thực hiện hoặc được định hình mà không gây phương hại đến quyền tác giả;
- Bản ghi hình, ghi âm: Phải là của nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm có quốc tịch nước Việt Nam hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cuộc biểu diễn: Phải do công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình hoặc chưa được định hình nhưng đã được phát sóng;
- Chương trình phát sóng: Phải là của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.
Hướng dẫn đăng ký bản quyền cho video trên youtube?
Để đăng ký bản quyền cho video trên youtube, bạn có thể lựa chọn hai biện pháp sau đây để thực hiện:
Thứ nhất, đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả
Quy trình đăng ký được thực hiện theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các bạn chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bản quyền cho video;
- 02 đĩa CD chứa nội dung video mà bạn dự định đăng ký;
- CMND/CCCD/hộ chiếu, GCN đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền;
- Giấy chứng minh quyền của người nộp đơn đăng ký;
- Giấy tờ đồng ý của các chủ sở hữu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện bộ hồ sơ trên đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ xem xét và ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu nhận được đầy đủ giấy tờ đăng ký hợp lệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ đăng ký quyền tác giả. Ngược lại, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì sẽ ra văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do cho người nộp đơn.
Thứ hai, sử dụng công cụ đăng ký bảo hộ trên youtube
Đăng ký bản quyền cho video trên youtube thông qua chương trình nhận dạng nội dung (Content ID). Bạn cần điền đầy đủ các thông tin trên mẫu đăng ký Content ID và đợi youtube xét duyệt.
Ưu và nhược điểm bản quyền cho video trên youtube là gì?
Hiện nay, việc bản quyền cho video trên youtube có thể thực hiện thông qua thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước hoặc đăng ký thông qua chương trình của youtube.
Khi đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
Thứ nhất, ưu điểm
- Có quyền yêu cầu Nhà nước dùng các biện pháp hành chính, hình sự, dân sự để bảo vệ khi có hành vi vi phạm;
- Có quyền chuyển nhượng và thu phí chuyển nhượng.
Thứ hai, nhược điểm
- Tốn thời gian;
- Tốn chi phí đăng ký.
Khi đăng ký bản quyền thông qua chương trình của youtube sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
Thứ nhất, ưu điểm
- Đơn giản, dễ thực hiện;
- Thực hiện nhanh chóng;
- Không tốn chi phí.
Thứ hai, nhược điểm
- Tính bảo vệ thấp;
- Dễ dàng trốn tránh gian lận bản quyền.