Cách đăng ký bản quyền bài hát đơn giản, nhanh chóng
Mục lục
Có rất nhiều cách đăng ký bản quyền bài hát khác nhau đang được những nhà sản xuất âm nhạc, tác giả, ca sĩ áp dụng để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký bài hát nhanh chóng, đơn giản, hợp pháp; bạn có thể tham khảo ngay thông tin pháp lý hướng dẫn của Văn phòng Đăng ký bản quyền trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Bản quyền bài hát, bản quyền âm nhạc
Trước khi lựa chọn cách đăng ký bản quyền bài hát, bạn cần nắm được phương thức phát sinh quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm này. Trước hết, để được bảo hộ dưới hình thức tác phẩm âm nhạc, bài hát phải được thể hiện theo đúng hình thức quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”
Thông thường, một bài hát hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả phần nhạc và lời, vì vậy đại đa số các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thường sẽ định hình bài hát qua nhạc phổ hoặc qua bản ghi âm, ghi hình. Đồng thời, sau khi định hình, bài hát sẽ ngay lập tức phát sinh quyền tác giả.
2. Hai cách đăng ký bản quyền bài hát hiệu quả nhất
Thực tế, thực hiện cách đăng ký bản quyền bài hát nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền tác giả của bạn đối với tác phẩm mà mình đang sở hữu.
2.1. Cách đăng ký bản quyền bài hát trực tiếp
Đăng ký bản quyền bài hát trực tiếp là việc nộp hồ sơ đăng ký đến các địa chỉ tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Bản quyền để được tiếp nhận, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hợp lệ. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đăng ký quyền tác giả bài hát;
- Bản sao tác phẩm định hình bài hát;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu bài hát thuộc sở hữu chung;
- Các tài liệu khác như: Quyết định giao việc; Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền âm nhạc; giấy cam đoan của tác giả về quá trình sáng tác, bản tuyên bố bố tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc…
2.2. Cách đăng ký bản quyền bài hát gián tiếp
Việc đăng ký bản quyền bài hát gián tiếp được thực hiện thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận. Bạn có thể tìm hiểu và hợp tác với cá nhân, tổ chức làm đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể thay bạn thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết nhằm bảo hộ cho tài sản sở hữu trí tuệ này của mình. Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều cá nhân, tổ chức giả mạo vì vậy bạn cần tìm hiểu chi tiết trước khi quyết định sử dụng dịch vụ của bất kỳ bên nào.
3. Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát của Văn phòng đăng ký bản quyền
Văn phòng Đăng ký bản quyền là một trong những đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động, chúng là đã và đang là đơn vị hỗ trợ bảo hộ bản quyền bài hát của rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc như: MTP Entertainment, WePro, Mỹ Tâm, Thủy Tiên, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng MTP, Đàm Vĩnh Hưng…
Sở hữu đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Văn phòng Đăng ký bản quyền luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong suốt chặng đường bảo hộ và khai thác tác phẩm âm nhạc nói riêng cũng như mọi loại tài sản sở hữu trí tuệ nói chung khác.