Bảo hộ bí mật kinh doanh mới nhất 2023
Mục lục
Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng tìm cách để nâng cao thương hiệu và khẳng định mình trên thương trường. Do đó, vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh hết sức quan trọng. Vậy bảo hộ bí mật kinh doanh là gì? Nhóm đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh? Pháp luật quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh như thế nào?… Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Khái niệm bảo hộ bí mật kinh doanh
Hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ chưa đưa ra khái niệm thế nào là bảo hộ bí mật kinh doanh mà chỉ đưa ra khái niệm bí mật kinh doanh. Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Theo đó, có thể hiểu: Bảo hộ bí mật kinh doanh là việc các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương thức khác nhau để bảo vệ các thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
2. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh
Mặc dù bí mật kinh doanh là nhóm được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ nhưng không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ ở dạng bí mật kinh doanh. Căn cứ theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì các thông tin bí mật dưới đây sẽ không được bảo hộ, bao gồm:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
3. Quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh
Quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh được hiểu là tổng thể các quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh. Theo đó, khi đề cập tới các quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh chúng ta có thể bàn tới các vấn đề như sau:
3.1. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Để được bảo hộ là bí mật kinh doanh thì bí mật đó phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 như sau:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Ngoài ra, bí mật kinh doanh phải không thuộc vào các trường hợp không được bảo hộ là bí mật kinh doanh như đã phân tích ở trên.
3.2. Sử dụng bí mật kinh doanh
Việc sử dụng bí mật kinh doanh phải tuân thủ theo quy định tại khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 như sau:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
3.3. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau:
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
- Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng.
- Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại.
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
4. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong đời sống kinh doanh ngày càng cạnh tranh như hiện nay, cụ thể:
- Việc đảm bảo bí mật kinh doanh mang ý nghĩa đột phá trong việc chống lại các hành vi cạnh tranh bất lương trên thị trường. Việc tối ưu hóa các quy định về bảo mật bí mật kinh doanh có thể tiếp tục được nâng cao, điều này sẽ có nghĩa rằng doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sử dụng thêm nhiều công cụ hơn để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của họ. Điều này cũng đồng nghĩa rằng họ có thể tự tin hơn trong việc tham gia thị trường hiện nay, nơi mà mối nguy cơ từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh luôn hiện hữu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với bí mật kinh doanh đóng vai trò quan trọng như một biện pháp mạnh mẽ thể hiện ý tưởng quyết tâm của chính phủ và lòng khao khát của các doanh nghiệp. Điều này thể hiện trong việc thực thi và thực hiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tổng quát và đặc biệt về bí mật kinh doanh. Lựa chọn cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh với các ưu điểm vượt trội như tự động hóa quy trình bảo vệ và sự hiệu quả về chi phí trong việc xây dựng và duy trì quyền sở hữu đã giải quyết thành công những thách thức về tài chính và khía cạnh khoa học kỹ thuật mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt khi bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.
- Thúc đẩy, tạo động lực cho những hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật.
- Bảo vệ bí mật kinh doanh cũng là bảo vệ thành quả lao động, một loại quyền dân sự cơ bản của công dân.
5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh của Phan Law Vietnam
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì bí mật kinh doanh được bảo hộ một cách tự động. Tức là không cần phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân vẫn được quyền đăng ký theo yêu cầu. Việc đăng ký đem lại nhiều lợi ích như đã phân tích ở trên.
Nếu bạn ngại tự mình thực hiện các thủ tục hoặc không biết rõ về cách thức thực hiện, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ, Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh nói riêng với sự tận tâm, chuyên nghiệp, đem tới cho Quý Khách hàng sự hài lòng nhất.