Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Mục lục
Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một chủ đề được rất nhiều người vô cùng quan tâm. Đây được coi là một quy trình mà bất kể cá nhân hay tổ chức nào cũng phải tuân thủ nếu muốn đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng tốt quy định về chất lượng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về chủ đề này hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là quy trình mà các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng được các quy định về chất lượng.
Các tổ chức và cá nhân cần thực hiện các thủ tục để xin giấy xác nhận công bố từ các cơ quan chức năng, nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, áp dụng với tất cả sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
2. Các đối tượng và sản phẩm áp dụng công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1. Đối tượng
Những đối tượng sau đây phải áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Các tổ chức và cá nhân có sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam, bao gồm các đơn vị kinh doanh, sản xuất trong nước có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam;
- Đại diện các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh các sản phẩm tại Việt Nam.
2.2. Sản phẩm
Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng đối với những sản phẩm cần phải đăng ký thủ tục công bố theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP và những sản phẩm được tự công bố với cơ quan có thẩm quyền không cần bắt buộc thông qua của Nhà nước. Cụ thể như sau:
2.2.1. Sản phẩm cần phải đăng ký thủ tục công bố theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP, những sản phẩm sau đây cần phải đăng ký thủ tục công bố bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm được nằm trong danh sách có chế độ ăn riêng, đặc biệt;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học;
- Sản phẩm dinh dưỡng có hàm lượng giá trị cao dành cho trẻ nhỏ hơn 36 tháng tuổi.
2.2.2. Sản phẩm được tự công bố với cơ quan có thẩm quyền không cần bắt buộc thông qua của Nhà nước
Những sản phẩm được tự công bố với cơ quan có thẩm quyền không cần bắt buộc thông qua của Nhà nước bao gồm:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, có chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm
- Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu trong xuất nhập khẩu, sản xuất, phục vụ cho việc cung cấp nội bộ mà không tiêu thụ ra bên ngoài hoặc để sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
3. Vì sao lại phải công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Không chỉ thắc mắc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là gì, nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi tại sao cần phải thực hiện và áp dụng điều này. Sau đây là một số nguyên nhân cần phải công bố tiêu chuẩn trên:
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến và phân phối đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Công bố an toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu các doanh nghiệp thực phẩm thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ giai đoạn sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Xây dựng niềm tin của người tiêu dùng: Công bố an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép doanh nghiệp xây dựng niềm tin và uy tín từ phía người tiêu dùng.
- Đáp ứng yêu cầu pháp luật: Các doanh nghiệp thực phẩm cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý của Việt Nam và tránh xảy ra các hậu quả pháp lý không đáng có.
4. Quy trình cụ thể công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình công bố tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là điều mà mọi người cần phải biết. Sau đây là những thông tin liên quan đến trình tự thực hiện cũng như hồ sơ mà mọi người cần chuẩn bị khi đăng ký công bố tiêu chuẩn này.
4.1. Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện sẽ được tiến hành qua 5 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản công bố và nộp cho cơ quan tiếp nhận;
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ;
- Bước 3: Đánh giá và cập nhật, bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu;
- Bước 4: Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bước 5: Hoàn tất thủ tục, nộp phí theo quy định.
4.2. Hồ sơ đăng ký công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ gồm có:
- Giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm hay còn được gọi là bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm hay còn gọi là (Mẫu số 02 nằm trong Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
- Bản thông tin cụ thể và chi tiết về sản phẩm;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất, xuất xứ;
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh trong trường hợp các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam;
- Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất và các chứng từ khác…