Bảo hộ sáng chế độc quyền và sáng kiến tại Việt Nam
Sức sáng tạo của con người là vô hạn. Hằng giờ có hàng trăm các ý tưởng sáng tạo được đưa ra trong nhiều lĩnh vực. Các ý tưởng được tìm ra từ trong quá trình làm việc và quản lý là tài sản quý giá của chủ sở hữu. Nếu được có thể mang đi đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều người lẫn lộn giữa sáng chế và sáng kiến. Vậy chúng khác nhau như thế nào và cần làm gì để bảo hộ sáng chế độc quyền?
Phân biệt sáng kiến và sáng chế
Sáng kiến là những giải pháp vượt trội trong lĩnh vực kĩ thuật, công tác quản lý, tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học. Sáng kiến gọi chung là giải pháp, ý kiến mới giúp cải tiến công việc. Nó được công nhận khi:
– Có tính mới trong phạm vi đó.
– Được áp dụng hoặc áp dụng thử và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
– Không thuộc đối tượng bị loại trừ, các dấu hiệu loại trừ được quy định như sau:
+Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
+Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Khác với sáng kiến, sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Bảo hộ sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Chính vì vậy, cả sáng chế và sáng kiến (giải pháp) đều có thể được bảo hộ.
Đối tượng không được bảo hộ sáng chế
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học…;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mĩ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
Đăng ký bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Phan Law Vietnam
– Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích;
– Thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ;
– Ủy quyền, đại diện chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu bảo hộ;
– Theo dõi quá trình nộp đơn và phản hồi đơn từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.