Luật sư Nguyễn Đức Hoàng mách nước các điều kiện để tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả
Mục lục
Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Cũng là nhà văn, tôi hiểu rõ những mất mát về tinh thần lẫn vật chất khi hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm như hành vi làm giả, làm nhái,… diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi. Để có thể bảo vệ tối ưu quyền lợi của bản thân. Nhờ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng làm mách nước các điều kiện để tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả giúp tôi. Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Định nghĩa tác phẩm văn học theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, định nghĩa tác phẩm văn học như sau:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”
Như vậy, tác phẩm văn học được hiểu là việc sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm mục đích phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được biết tới là loại hình nghệ thuật ngôn từ (lời nói), gồm những thể loại sau:
- Truyện.
- Thơ.
- Câu đố.
Các điều kiện để tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 thì tác phẩm văn học thuộc đối tượng được bảo hộ bản quyền như sau:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hình thức thể hiện của tác phẩm văn học như sau:
“Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.”
Như vậy, tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả theo cơ chế tự động, tức là quyền tác giả phát sinh kể từ khi được sáng tạo ra (có đầu tư thời gian, sử dụng chất xám để cho ra tác phẩm) và phải được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc dưới dạng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà những đối tượng tiếp cận có thể tiến hành sao chép tác phẩm được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Mặc dù là một thủ tục hành chính không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết thực hiện để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bạn tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai, như: Không cần phải chứng minh quyền tác giả tác phẩm đó thuộc về mình khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại,…
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30