Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật
Mục lục
Tôi được biết, tài sản của người đã mất sẽ được phân chia theo ý nguyện, theo di chúc của người đã mất. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có di chúc. Đối với những trường hợp không có di chúc thì sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Nhưng tôi không hiểu rõ nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật như thế nào? Nhờ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng giải thích và tư vấn giúp tôi. Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Quy định hiện hành về thừa kế theo pháp luật ra sao?
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 về định nghĩa thừa kế theo pháp luật như sau:
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, thừa kế theo pháp luật được hiểu là quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho những người còn đang sống theo hàng thừa kế, theo những điều kiện và trình tự chia thừa kế do pháp luật quy định.
Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Như vậy, về nguyên tắc khi chia di sản thừa kế theo pháp luật thì mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng những di sản của người đã chết để lại. Những người ở cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được phép hưởng di sản khi không còn bất kỳ ai ở hàng thừa kế trước do họ đã chết hoặc không có quyền hưởng hoặc bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30