Quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mục lục
Các bạn đang muốn tìm hiểu hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân để phục vụ cho việc mở công ty. Văn phòng đăng ký bản quyền chúng tôi chuyên tư vấn thành lập công ty và thực hiện hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng nên hồ sơ thành lập doanh nghiệp chúng tôi nắm rõ hơn ai hết. Mời các bạn tham khảo bài tư vấn dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ đề hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Ưu và nhược điểm mô hình doanh nghiệp tư nhân?
Những ưu và nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân như sau:
Ưu điểm:
- Do chỉ có 1 chủ sở hữu. Và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
- Chủ sở hữu có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp cho người khác;
- Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản;
- Chế độ trách nhiệm vô hạn dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ phía đối tác.
Nhược điểm:
- Không có tư cách pháp nhân;
- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu công ty tư nhân phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn;
- Không được phép phát hành bất kỳ chứng khoán nào trên thị trường;
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần tại công ty khác;
- Chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân và thủ tục thực hiện như thế nào?
Quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân và quy trình các bước thành lập mô hình doanh nghiệp tư nhân được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Giấy yêu cầu đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân, đó là CCCD/CMND/hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam), hộ chiếu nước ngoài (đối với người nước ngoài) của chủ doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân và nhận kết quả
Người thành lập công ty cần soạn thảo đầy đủ những giấy tờ như trên và nộp đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở và phải tự chịu trách nhiệm về nội dung hồ sơ. Mục đích của quá trình là nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường.
Việc tiếp nhận hồ sơ mở công ty được cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình. Đồng thời, trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ cho người đăng ký. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Trả kết quả
Phòng đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn quy định. Nếu từ chối cấp GCN đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Trước khi thực hiện thủ tục mở công ty thì bạn cần nắm rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:
Thứ nhất, chủ thể thành lập doanh nghiệp
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một công ty tư nhân. Chủ sở hữu công ty không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là thành viên của công ty hợp danh.
Đồng thời, chủ doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, như người chưa thành niên; người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự; công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan…
Thứ hai, tên công ty
Không được trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác. Tên công ty bao gồm 2 thành tố, đó là tên loại hình (viết là “DNTN”, “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “doanh nghiệp TN”) và tên riêng (viết bằng các chữ F, J, Z, W, chữ số, các chữ cái tiếng Việt và ký hiệu).
Thứ ba, ngành nghề hoạt động kinh doanh
Được phép kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.