Đăng ký bản quyền logo cho công ty thực hiện như thế nào?
Mục lục
Để bảo vệ cho logo sản phẩm có rất nhiều phương pháp. Thế nhưng bên cạnh hình thức đăng ký nhãn hiệu cho logo thường được mọi người khuyến khích thực hiện thì đăng ký quyền tác giả logo sản phẩm cũng chính là một trong những cách giúp bạn bảo hộ logo hiệu quả không kém đấy. Logo sản phẩm có thể là hình vẽ, hình ảnh, chữ viết hoặc kết hợp cả hai. Và việc sáng tạo, thiết kế ra một logo sẽ đem đến những quyền cơ bản cho chính tác giả hoặc chủ sở hữu của logo. Để bảo vệ được những quyền này, bài viết sau đây Phan Law sẽ giới thiệu đến bạn sơ lược về quy trình đăng ký nhé.
Tại sao phải thực hiện đăng ký quyền tác giả logo sản phẩm?
Khác với nhãn hiệu sản phẩm là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ thì đăng ký quyền tác giả logo sản phẩm nhằm mục đích bảo đảm các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả không bị xâm phạm.
Cả hai cách này đều dùng để bảo vệ cho logo sản phẩm và bạn có thể lựa chọn một trong hai cách hoặc cả hai để đăng ký. Tuy nhiên, hai cách này được khuyến khích đăng ký đồng thời để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn với logo.
Vì đăng ký nhãn hiệu giúp bạn có thể xử lý được những hành vi lợi dụng logo của bạn để trục lợi với cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ. Trong khi đó, đăng ký quyền tác giả giúp cho thiết kế của logo không bị xuyên tạc, sao chép vô tội vạ. Đồng thời, việc đăng ký giúp phân định rõ ràng được tác giả và chủ sở hữu logo tránh trường hợp có tranh chấp xảy ra mà hai bên không giải quyết bằng thương lượng được.
Thực hiện đăng ký quyền tác giả logo sản phẩm
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì logo sản phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Để được cấp văn bằng bảo hộ thì mẫu logo cần đáp ứng một số điều kiện cũng như nộp bộ hồ sơ cần thiết tại Cục Bản quyền tác giả.
Yêu cầu với logo sản phẩm để được bảo hộ bản quyền
Logo sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện luật định mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cụ thể:
Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo. Nghĩa là thiết kế logo đó phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định. Cụ thể, logo phải được định hình dưới dạng vật chất, tức là phải được thể hiện dưới dạng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Nếu mẫu logo mới chỉ xuất hiện dưới dạng ý tưởng mà chưa được định hình thì sẽ không được bảo hộ.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo sản phẩm
Sau khi chắc chắn mẫu logo đáp ứng điều kiện bảo hộ, bạn cần chuẩn bị bồ hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho logo theo mẫu quy định;
- 02 bản sao mẫu thiết kế logo;
- Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung
Sau khoảng 15-25 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ và đảm bảo điều kiện thì cục bản quyền sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ bản quyền cho logo.