Quyền tác giả và bản quyền có khác nhau hay không?
Quyền tác giả là thuật ngữ mà pháp luật sở hữu trí tuệ sử dụng còn bản quyền là thuật ngữ mà mọi người hay sử dụng. Nhưng về bản chất thì quyền tác giả và bản quyền là một, đều nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả, chủ sở hữu trong mối liên quan với tác phẩm.
Quyền tác giả (bản quyền) phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng (tham khảo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Mặc dù không cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhưng thiết nghĩ bạn vẫn nên thực hiện đăng ký, bởi trên thực tế việc xác định bạn là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là rất khó. Bên cạnh đó, khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (tham khảo Khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ)