Căn cứ phát sinh và cách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Mục lục
Pháp luật quy định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Khi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
1. Căn cứ phát sinh bảo hộ hộ quyền sở hữu công nghiệp
Quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí, nhãn hiệu: Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước;
- Đối với tên thương mại: Được xác lập dựa trên việc sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Đối với bí mật kinh doanh: Được xác lập dựa trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và đã thực hiện các biện pháp bảo mật bí mật kinh doanh đó;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Được xác lập dựa trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
2. Cách thức để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước để được cấp văn bằng bảo hộ thì các bạn có thể áp dụng các biện pháp tự vệ hoặc yêu cầu nhà nước xử lý hành vi xâm phạm. Theo đó:
Thứ nhất, tự áp dụng biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của minh. Các biện pháp tự vệ có thể lựa chọn để áp dụng là:
- Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại;
- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền,… nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm;
- Khởi kiện ra tòa án, trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Thứ hai, yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý hành vi xâm phạm
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà nhà nước sẽ xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Cụ thể như sau:
- Biện pháp dân sự: Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc của chủ thể bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý hành chính, hình sự. Quá trình xử lý tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
- Biện pháp hành chính: Khi có yêu cầu xử lý từ chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc chủ thể phát hiện ra hành vi xâm phạm. Các biện pháp xử lý gồm xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả;
- Biện pháp hình sự: Khi hành vi xâm phạm gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt tương ứng. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan toà án.
3. Dịch vụ hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Lĩnh vực sở hữu công nghiệp là một trong những dịch vụ tiêu biểu tại Phan Law Vietnam. Trong đó, chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu sơ bộ, chuyên sâu các đối tượng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới đối tượng đăng ký bảo hộ không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu;
- Đại diện Khách hàng soạn đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan và thực hiện thủ tục đăng ký;
- Hỗ trợ xử lý các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,…