Tại sao phải thành lập doanh nghiệp?
Mục lục
Trước khi thành lập công ty, các chủ sở hữu hay hỏi tại sao phải thành lập doanh nghiệp, thủ tục đăng ký như thế nào,… Thật ra việc đăng ký mở doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài tư vấn dưới đây của Văn phòng chúng tôi.
1. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp?
Tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Việc thực hiện đăng ký mở công ty sẽ đến đến những lợi ích không tưởng như:
- Được công nhận là có tồn tại mà không phải là công ty “ma”, có vốn, có chức năng thực hiện những hoạt động kinh doanh đã đăng ký;
- Có mã số doanh nghiệp và mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân;
- Bên đối tác của công ty sẽ an tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với 1 doanh nghiệp được thành lập rõ ràng. Bởi hiện nay có rất nhiều công ty ma đang tồn tại;
- Chỉ công ty được thành lập hợp pháp mới được phép xuất hóa đơn, còn cá nhân không được phép xuất hóa đơn.
2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp được diễn ra như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty
Có rất nhiều các loại hình công ty hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty, từ đó lựa chọn để phù hợp với nhu cầu cũng như tầm nhìn phát triển của chủ sở hữu.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký và nộp hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, người thành lập công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương ứng. Sau đó nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Khi hồ sơ đăng ký công ty chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Văn phòng đăng ký bản quyền thực hiện dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp theo các bước sau:
Bước 1: Tư vấn
Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tư vấn và giải đáp cho khách hàng các vấn đề, như lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký; những mô hình doanh nghiệp hiện nay; hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp…
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ
Yêu cầu Quý khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ liên quan để phục vụ quá trình soạn thảo đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ mở công ty được quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau:
- Doanh nghiệp tư nhân: Được quy định chi tiết tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Công ty hợp danh: Được quy định chi tiết tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Công ty TNHH: Được quy định chi tiết tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Công ty cổ phần: Được quy định chi tiết tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020.
Nhìn chung, để đăng ký mở công ty thì người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như:
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền ban hành;
- Danh sách những thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Giấy tờ chứng thực của cá nhân, tổ chức là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập;
- Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).
Bước 3: Phân công thực hiện
Chúng tôi sẽ tự động phân công hoặc phân công chủ thể đại diện khách hàng theo sự chỉ định của khách hàng để nộp hồ sơ, theo dõi quá trình giải quyết cũng như cập nhập tình hình đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng.