Tác phẩm nghe nhìn bao gồm các loại hình nào?
Tác phẩm nghe nhìn được hiểu là những tác phẩm mà độc giả vừa có thể nghe vừa có nhìn.
Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm nghe nhìn gồm những loại hình tác phẩm sau:
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
– Tác phẩm âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu
– Tác phẩm điện ảnh
Những loại hình tác phẩm này đều được bảo hộ tự động kể từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước (tham khảo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bản thân thì các bạn nên đi đăng ký bản quyền. Theo Khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bản quyền gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.