Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Mục lục
Trên thị trường, để cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ thương hiệu, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bước đi quan trọng. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi sản phẩm bắt mắt và do đó, các nhà sản xuất đã đầu tư cho việc sáng tạo kiểu dáng công nghiệp. Một thiết kế hiệu quả sẽ thu hút người tiêu dùng, điều này hỗ trợ việc tiếp thị và thúc đẩy bán sản phẩm. Đây là lý do tạo sao kiểu dáng công nghiệp lại có giá trị và cần phải được đăng ký bảo hộ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích điều kiện bảo hộ và thủ tục cấp văn bằng bảo hộ.
1. Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
Để được đăng ký hoặc công nhận quyền sở hữu công nghiệp, trước hết cần thỏa mãn những điều kiện bảo hộ sau:
- Phải có tính mới: Phải có sự khác biệt đáng kể đối với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai bằng bất kỳ hình thức nào khác trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày ưu tiên;
- Phải có tính sáng tạo: Khi căn cứ vào những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày ưu tiên thì kiểu dáng công nghiệp được yêu cầu bảo hộ phải được tạo ra một cách không dễ dàng đối với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng;
- Phải có khả năng áp dụng được công nghiệp, tức là khi sử dụng những biện pháp công nghiệp hoặc biện pháp thủ công có thể chế tạo hàng loạt sản phẩm có cùng kiểu dáng.
2. Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp diễn ra như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký
Soạn thảo những giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký như sau:
- Hai tờ khai đăng ký bảo hộ;
- Một bản mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp – bao gồm các nội dung như tên, lĩnh vực sử dụng, liệt kê ảnh chụp, bản vẽ, phần mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
- 04 Bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho chủ thể khác đăng ký bảo hộ (nếu có);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu như được thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu như đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký như trên thì nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định hình thức. Khi đáp ứng điều kiện thì họ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ. Ngược lại, khi không đáp ứng điều kiện thì sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị sửa đổi.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký
Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm được chấp nhận hợp lệ thì được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nội dung công bố bao gồm những thông tin liên quan đến đơn đăng ký hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký đã được công nhận là hợp lệ thì sẽ tiến hành thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Bước 5: Nhận kết quả đăng ký
Sau khi thẩm định nội dung, nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí đăng ký để nhận được văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp uy tín nhất hiện nay. Sau khi nhận được yêu cầu và những giấy tờ cần thiết, chúng tôi sẽ soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ. Nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Trong quá trình chờ giải quyết và nhận kết quả, chúng tôi sẽ luôn theo dõi tiến độ, phản hồi và làm rõ các thông báo, quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi có Quyết định cấp văn bằng, chúng tôi sẽ thông báo và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng.