Mới khởi nghiệp nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Mục lục
“Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?” là thắc mắc chung của rất nhiều cá nhân, tổ chức khi bắt đầu khởi nghiệp. Khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì tổ chức, cá nhân buộc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng với loại hình doanh nghiệp đó. Bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ đưa ra ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp để bạn tham khảo và có sự lựa chọn phù hợp.
1. Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Hiện nay có 5 hình thức doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh. Dưới đây là đặc điểm cụ thể của từng loại hình:

1.1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, việc sử dụng lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình kinh doanh kể cả bằng tài sản cá nhân nên tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp tư nhân không có khả năng huy động vốn vì không được phát hành chứng khoán cũng như bán phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.
- Vì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao.
Hiện nay, có rất ít cá nhân, tổ chức lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để đăng ký hoạt động kinh doanh.
1.2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số lượng cổ đông không bị hạn chế, tối thiểu 03. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần. Cổ đông có trách nhiệm chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp đối với nghĩa vụ tài chính cũng như các khoản nợ của công ty.
- Dễ huy động nguồn vốn, có thể phát hành cổ phiếu.
Nhược điểm: Các cổ đông không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Mọi quyết định phải được đảm bảo đúng về thủ tục lẫn nội dung theo quy định nội bộ và pháp luật.
1.3. Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
Ưu điểm:
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động quản lý, điều hành và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ nên ít gặp rủi ro hơn.
- Có thể chuyển nhượng vốn cho các cá nhân, tổ chức nên có khả năng huy động vốn.
Nhược điểm:
- Ít sự tin tưởng từ các khách hàng, đối tác.
- Không được phát hành cổ phiếu và giao dịch trên sàn chứng khoán.
- Khó có thể huy động vốn từ người khác dưới phương thức góp vốn vào công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ hơn 65% số doanh nghiệp thành lập.
1.4. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp với số lượng thành viên từ 2 cho đến không vượt quá 50. Trong đó chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân.
- Số lượng thành viên lớn linh động.
Nhược điểm:
- Không được phát hành cổ phiếu.
- Giới hạn thành viên không quá 50.
- Các thành viên không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty.
1.5. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Bên cạnh đó, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân.
- Thành viên hợp danh được nhân danh công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của cá nhân thành viên trong công ty.
Nhược điểm:
- Nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ của công ty thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn.
- Loại hình này không được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều.
Qua những chia sẻ vừa rồi, Văn phòng Đăng ký bản quyền tin chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Mới khởi nghiệp nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?”.
2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, nhanh chóng
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Phan Law Vietnam cung cấp những dịch vụ chi tiết dưới đây:
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và hoàn thiện hồ sơ.
- Đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục khác (nếu cần).
- Đăng ký thuế và các bước cần thiết để công ty có thể hoạt động hợp pháp.