Hình phạt đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm
Kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố là một trong những lĩnh vực đang rất hot hiện nay, bởi số vốn bỏ ra không nhiều mà hiệu quả kinh doanh mang lại gấp bội. Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm là vấn đề an toàn thực phẩm của các gian hàng kinh doanh đường phố.
Pháp luật quy định tại Điều 22 Nghị định 178/2013/NĐ-CP Điều 22. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố:
“...1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kĩ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người dân. Vì thế, Nhà nước nên có các quy định khắc khe hơn đối với việc xử phạt hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.