Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM
Mục lục
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mới hình thành chưa biết bắt đầu từ đâu để có thể hoạt động hợp pháp, tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư hiện hành.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM
Chúng tôi cung cấp gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM trọn gói bao gồm:
- Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Khắc con dấu tròn, dấu chức danh giám đốc của doanh nghiệp;
- Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch đầu tư;
- Làm thủ tục phát hành hóa đơn tài chính;
- Tư vấn và thực hiện các công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp.
Đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.