Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần phải tiến hành các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, như: Công bố nội dung công ty, khai báo thuế ban đầu, làm con dấu,… Bạn cần nắm rõ những công việc cần thực hiện để quá trình kinh doanh được diễn ra thuận lợi mà không có bất kỳ dấu hiệu sai phạm nào cả.
1. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện là gì?
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp như:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…);
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu;
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn…
2. Quy trình dịch vụ hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp?
Dịch vụ hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp được diễn ra như sau:
Bước 1: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Hỗ trợ nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Hỗ trợ khắc con dấu công ty
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế. Tiến hành hỗ trợ khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu khi được yêu cầu. Doanh nghiệp sẽ tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.
Bước 3: Công bố mẫu dấu
Sau khi con dấu có hiệu lực được đưa vào sử dụng thì cần phải công bố mẫu dấu của công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh trao biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời thông báo về việc đăng tải mẫu dấu cho doanh nghiệp.
Bước 4: Hỗ trợ kê khai thuế
Hỗ trợ kê khai và nộp tiền thuế môn bài khi doanh nghiệp mới hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bước 5: Hỗ trợ những thủ tục khác
Khi khách hàng muốn được hỗ trợ chuyên sâu những nội dung khác để quá trình hoạt động kinh doanh, hãy liên hệ Văn phòng đăng ký bản quyền để được hỗ trợ tận tình.
3. Trải nghiệm dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Văn phòng như thế nào?
Khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tại Văn phòng đăng ký bản quyền thì Quý vị sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thái độ phục vụ
Văn phòng đăng ký bản quyền luôn thực hiện khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, chuyên viên pháp lý, luật sư tại đơn vị dịch vụ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ
Chúng tôi là đơn vị dịch vụ chuyên về pháp lý nên luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý liên quan đến các thủ tục trước và sau khi đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ pháp lý luôn được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh.
Thứ ba, đại diện khách hàng
Đội ngũ pháp lý tại đơn vị dịch vụ không chỉ thực hiện tư vấn pháp lý mà còn thực hiện pháp lý khi được khách hàng yêu cầu. Đơn vị thực hiện dịch vụ sẽ phân công chuyên viên pháp lý, luật sư đại diện khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị có chức năng liên quan.