Các mô hình nhượng quyền thương hiệu nổi trội hiện nay
Mục lục
Nhượng quyền thương hiệu đang là một trong những mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ hiện nay. Việc thành lập, phát triển một hệ thống nhượng quyền thương hiệu đòi hỏi rất nhiều về kinh nghiệm, kiến thức. Để giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực này, Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền sẽ giúp các bạn khái quát về mô hình này trong bài viết dưới đây.
1. Phân tích các đặc điểm của nhượng quyền thương hiệu
Mô hình nhượng quyền thương mại có các đặc điểm như sau:
- Chủ thể nhượng quyền gồm bên nhượng quyền thương hiệu, bên nhận quyền thương hiệu và đều phải là thương nhân;
- Đối tượng của nhượng quyền chính là quyền thương mại: Đây là quyền được phép tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,… của bên nhượng quyền thương hiệu;
- Bên nhượng quyền thương hiệu và bên nhận quyền thương hiệu luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết: Tính mật thiết được thể hiện từ khi các bên thiết lập quan hệ nhượng quyền thương hiệu. Khi đó, bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền. Bên cạnh đó, còn phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống;
- Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền thương hiệu đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền: Quyền kiểm soát được thể hiện ở việc bên nhượng quyền thương hiệu có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của bên nhận quyền. Sự kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh là cần thiết để tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
2. Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay
Các hình thức/mô hình nhượng quyền thương mại thường gặp hiện nay có thể kể đến các hình thức/mô hình sau đây:
Thứ nhất, nhượng quyền thương hiệu theo khu vực lãnh thổ
- Nhượng quyền thương hiệu trong nước: Thường là giữa các doanh nghiệp Việt Nam lớn với các doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
- Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam, như: KFC, Jollibee,…
- Nhượng quyền thương hiệu trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài: Các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam thực hiện nhượng quyền ra các nước, như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…
Thứ hai, nhượng quyền thương hiệu căn cứ theo tiêu chí kinh doanh
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhượng quyền thương hiệu cho phép bên tiếp nhận quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Bên nhận quyền thương hiệu chỉ được sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhận nhượng quyền thương hiệu không chỉ được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của bên nhượng quyền mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, cách điều hành doanh nghiệp,….
Thứ ba, nhượng quyền thương hiệu theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh
- Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền thương hiệu sẽ chỉ định một số đối tác nhất định tại quốc gia mà họ muốn mở rộng kinh doanh để làm đối tác kinh doanh và phân phối các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Bên nhận quyền thương hiệu sẽ phải thực hiện chi trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu cho bên chuyển nhượng. Sau đó, họ sẽ được chủ động mở thêm các cửa hàng hay bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi khu vực mà họ có thể kiểm soát được.
- Franchise vùng: Bên nhận quyền thương hiệu thực hiện việc bán lại cho chủ thể nhỏ lẻ khác trong vùng kèm theo các điều kiện đã được thỏa thuận với bên nhượng quyền.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý tại Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền
Như các bạn đã biết, Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị dịch vụ uy tín, chất lượng nhất hiện nay; được đông đảo Khách hàng tin tưởng và sử dụng. Tại đây, Văn phòng hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý, trong đó có lĩnh vực nhượng quyền thương mại, theo đó:
- Tư vấn các khía cạnh pháp lý về hoạt động phân phối dưới hình thức nhượng quyền thương mại;
- Tư vấn các khía cạnh pháp lý đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương hiệu trong nước, nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài;
- Tư vấn đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương hiệu;
- Tham gia soạn thảo, sửa đổi, bổ sung; cảnh báo các rủi ro có thể phát sinh và đề xuất giải pháp trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng;
- Hỗ trợ thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo ủy quyền của Khách hàng,…